Độc quyền đa phần có hại nhiều hơn có lợi, mình sẽ nói một số mặt hại của độc quyền trong kinh tế trước. Một công ty hoặc doanh nghiệp khi độc quyền họ có khả năng thao túng giá cả thị trường bằng cách kiểm soát số lượng hàng hóa sản xuất ra nhằm thu lại lợi nhuận cho họ.
Về mặt lý thuyết, điều này sẽ không xảy ra trong nền kinh tế cạnh tranh bởi vì cùng một sản phẩm sẽ có nhiều công ty tham gia sản xuất điều đó dẫn đến áp lực làm cho một doanh nghiệp nào đó không thể độc quyền, nhưng vẫn còn một số lý do khiến cho công ty có thể độc quyền, khi đó họ có thể làm một số điều như:
Các công ty độc quyền có thể bán sản phẩm với bất cứ giá nào họ muốn mà không cần quan tâm lượng cầu của người tiêu dùng ra sao, bởi vì họ biết được một điều rằng ngoài sử dụng sản phẩm của họ ra bạn không còn lựa chọn nào khác.
Ví dụ: Khi có một công ty độc quyền về xăng dầu, họ có thể hạn chế số lượng dầu bán ra và nâng giá bán dầu cao ngất ngưỡng, bạn buộc phải mua xăng dầu để sử dụng hoặc còn một cách khác là đi xe đạp, đi bộ.
Nhằm tăng cao lợi nhuận cho bản thân mình, các công ty độc quyền sản xuất sản phẩm có chất lượng thấp kém nhưng vẫn duy trì giá bán cao.
Công ty độc quyền có thể gây lạm phát do họ có thể tạo ra bất cứ giá nào họ muốn.
Độc quyền có lợi khi nó bảo đảm sản phẩm hoặc hàng hóa được sản xuất ra là kiên định và không bị đứt quãng hoặc sản phẩm hàng hóa muốn sản xuất được cần có khoản đầu tư là rất rất lớn.
Ví dụ: Các sản phẩm như điện, nước muốn tạo ra cần rất nhiều tiền để đầu tư.
Mình cũng công nhận về ảnh hưởng xấu của sự độc quyền đối với người tiêu dùng ví dụ như Grab và Uber xác nhập lại sẽ thao túng được thị trường đi xe thông quá các app ở các thành phố lớn, giảm cạnh tranh giữa 2 bên, thì họ sẽ giảm ưu đãi, rất thiệt cho người dùng, và trường hợp như vậy cũng đã xảy ra ở Trung Quốc.
Mặt khác tính độc quyền lại mang tính thúc đẩy doanh nghiệp, nó đc coi như chìa khóa để phát triển, dù ở phương diện nào thì thay đổi để tốt hơn luôn phù hợp với mọi thời điểm. ví dụ như apple họ cho ra công nghệ cảm ứng điện dung ở ip 2G mở đầu mới cho ngành công nghệ smartphone, lúc đó họ chiếm độc quyền và bán được hàng trong nước và ra ngoài biên giới, thu lại lợi nhận từ bên ngoài luôn là nguồn thu lời tốt nhất.
Bản chất tư bản buôn bán là độc quyền mà, tính nổi trội cũng được coi là độc quyền, khi mình đi bán hàng người ta sẽ nhớ tới mình khi mình có cái gì đó nổi trội hơn so với người khác, vậy nên nó cũng mang tính cạnh tranh.
Kết luận: độc quyền thúc đẩy sự sáng tạo, sự sáng tạo làm cải thiện cuộc sống, vậy nên theo mình nghĩ nền kinh tế phát triển khi doanh nghiệp phát triển. Mình vẫn ủng hộ mặt tốt của độc quyền hơn là nghĩ về ảnh hưởng xấu của nó.
Phía trên là ý kiến của riêng mình, có sai hay thiếu sót điều gì hãy để lại cmt bên dưới nhé,và cho mình biết thêm về cảm nhận của các bạn về độc quyền,cảm ơn bạn đã đọc.
Mình nghĩ thì độc quyền mang lại tốt nhiều hơn xấu cho thị trường: tại vì nó mang lại sự cạnh tranh đối với các doanh nghiệp nhỏ khiến buộc các doanh nghiệp nhỏ phải tìm cách phát triển khác để tồn tại làm nó gay gắt mà càng cạnh tranh thì càng phát triẻn người tiêu dùng họ luôn tìm đến cái sản phẩm mà tốt nhất và phù hợp nhất. Thế nên là nó mang cho nên kinh tế trở nên linh hoạt, phát triển hơn. Và bản thân của doanh nghiệp đang độc quyền đòi hỏi luôn luôn phát triển, tìm ra những cái mới mang lại, tìm cách dữ chân khác hàng. Vì vậy nó có lợi cho nhà sản xuất. Ví dụ cocacola chả hạn hiện nay nó chiếm hầu như thị phần bán nước giải khát nhưng các loại khác vẫn có thể tồn tại có thể là họ hướng tới thị phần khách hàng mới và nó có thể lợi dụng lòng tự tôn dân tộc để tồn tại. Ví dụ như là chùng ta thường nghe câu người việt nam ưu tiên dùng hàng việt nam chẳng hạn Hay là như Trung Quốc chẳng hạn tại sao các hãng độc quyền như google hay facebook không nhảy vào để dành thị phần, nó là miếng mồi lớn mà ? mình không biết mọi người nghĩ nào nhưng theo mình nghĩ là nó là do họ có lòng tự tôn lao động rất cao, hay là do pháp luật của họ. Đây chỉ là một vài ý kiến nhỏ của mình có sai xót gì xin mọi người góp ý.