1
Mây có khối lượng không?
1
Cộng đồng đã đăng:

thêm bình luận...
1
SOS40 đã đăng:

Yes, bản chất của mây là tập hợp của hàng tỉ tỉ các giọt nước nhỏ mà chúng ta thường gọi là hơi nước, mỗi giọt nước nhỏ đều có một khối lượng nhất định của nó nhưng khi đứng riêng lẻ, khối lượng của chúng chẳng là gì cả, có thể lơ lửng trong không khí, nhưng khi chúng kết hợp lại với nhau, khối lượng ngày một tăng, không khí không thể nâng đỡ được nữa, tất yếu sẽ bị lực hút trái đất làm rơi xuống, chúng ta gọi đó là sự ngưng tụ tạo thành mưa, mỗi một giọt nước mưa bình thường là sự kết hợp của hàng triệu các giọt nước nhỏ.

Và mình nghĩ sẽ thú vị hơn nếu câu hỏi là khối lượng của mây là bao nhiêu? Mây có rất nhiều loại, nhưng thường thấy nhất là mây tích (những đám mây tích lại thành một cụm) có chiều dài, rộng và chiều cao khoảng 1km, vậy bằng công thức tính thể tích đơn giản, chúng ta có thể tính được thể tích của 1 đám mây tích trung bình là $1000 \times 1000 \times 1000 = 1.000.000.000 \text{ m}^3$. Trung bình có khoảng $1/2$ gram nước trên 1 $\text{m}^3$, đối với các đám mây được tạo thành do bão thì mật độ của nước trên 1 $\text{m}^3$ sẽ lớn hơn rất nhiều. Vậy khối lượng của một đám mây tích trung bình là $1/2 \times 1.000.000.000 = 500.000.000$ gram, xấp xỉ $550$ tấn, một con số khá lớn.

Và thú vị hơn nữa, tại sao với một khối lượng khổng lồ như vậy, mây không bị lực hút của trái đất làm rơi xuống? Bởi vì như ban đầu mình đã nói:

  • Thứ nhất, mây là tập hợp của hàng tỉ các giọt nước nhỏ đứng riêng lẻ.

  • Thứ hai, hàng tỉ các giọt nước nhỏ này còn trải dài ra một vùng trời rất rộng lớn. Điều này cũng tương tự như việc tại sao một viên bi nhỏ lại không thể bay trong không khí trong khi một máy bay nặng hàng trăm ngàn tấn lại có thể bay trong không khí được, hoặc một cây đinh nhỏ bị chìm trong nước trong khi một con tàu nặng hàng ngàn tấn có thể nổi trên mặt nước được.

Hy vọng sẽ có ích.

đã bổ sung 5.4 năm trước bởi
Avatar: SOS SOS40
thêm bình luận...
Bạn đang thắc mắc? Ghi câu hỏi của bạn và đăng ở chế độ cộng đồng (?)