0
Sự bay hơi là gì?
2
Cẩm Vân20 đã đăng:

Bạn nào có thể giải thích được hiện tượng bay hơi dưới góc nhìn khoa học không?

thêm bình luận...
5
Hữu Bảo60 đã đăng:

Đầu tiên mình sẽ nói một chút xíu về cơ sở khoa học để hình thành sự bay hơi, điều này cũng giải thích lý do tại vì sao khái niệm "sự bay hơi" chỉ có ở chất lỏng mà không có ở các vật thể rắn:

  • Ở các chất rắn, các nguyên tử không thể di chuyển, vị trí của các nguyên tử là cố định (tức là hai nguyên tử nằm kề nhau không thể hoán đổi vị trí cho nhau), bạn lưu ý là mặc dù nguyên tử không thể di chuyển nhưng nó vẫn dao động nhỏ xung quanh vị trí cân bằng của nó, điều này dẫn đến một số tính chất của chất rắn như cứng, đặc, ...v.v.
  • Ở các chất lỏng, vị trí của các nguyên tử là không cố định, chúng có thể di chuyển vô định hướng và hoán đổi vị trí cho nhau, làm cho chất lỏng có một số tính chất như mềm, lỏng, dễ xuôi theo trọng lực, ...v.v.

Sự chuyển động của các nguyên tử hoặc phân tử chính là nguyên nhân dẫn đến sự bay hơi ở chất lỏng. Hay nói cách khác là sự bay hơi là quá trình các nguyên tử thoát ra khỏi bề mặt chất lỏng và tạo thành hơi.

Sự bay hơi của chất lỏng

Bắt đầu thú vị rồi đây. Khi nói đến sự bay hơi bạn sẽ nghĩ ngay đến quá trình bay hơi chỉ diễn ra trên bề mặt chất lỏng. Tại sao lại như vậy? Lấy ví dụ ở đây là nước, mình xin giải thích như sau,

Khi nhìn bề mặt sông, ao, hồ, ...v.v bạn sẽ chẳng thấy gì cả ngoài một mặt hồ phẳng lặng, nhưng thực chất không phải như vậy, nếu bạn nhìn bề mặt ao hồ ở mức độ phân tử, bạn sẽ thấy các phân tử nước chuyển động hỗn loạn theo mọi hướng. Sẽ có hai trường hợp xảy ra:

  1. Trong lòng nước, khi các nguyên tử chuyển động hỗn loạn, chúng sẽ gặp nhau và chống đối động năng của nhau, giống như bạn đang đi giữa lòng đường đông đúc người qua lại, chắc chắn bạn sẽ phải va trúng người này hoặc người kia, kết quả làm bạn đi chậm hơn, các phân tử nước cũng tương tự.
  2. Còn trên bề mặt nước thì sao? Các phân tử trên bề mặt nước cũng hoạt động hỗn loạn, những đứa ở dưới đẩy lên theo mọi hướng mà trên bề mặt nước là không khí, không có gì ngăn cản chúng di chuyển chậm lại cả, kết quả các phân tử trên bề mặt bậc ra khỏi nước, người ta gọi là hơi nước.

Vậy, những yếu tố nào sẽ ảnh hưởng đến quá trình bay hơi?

  • Nhiệt độ (càng cao thì sự bay hơi diễn ra càng nhanh, ví dụ như bạn nấu nước)
  • Độ ẩm (càng cao thì sự bay hơi diễn ra càng chậm, ví dụ khi bạn phơi đồ)
  • Áp suất (càng cao thì sự bay hơi diễn ra càng nhanh, ví dụ nồi áp suất)
đã bổ sung 6.2 năm trước bởi
Mr. Carrot ♦♦ 40

Excellent !!! Cảm ơn bạn nhé.

Cẩm Vân 23.01.2018
1

Any question? Hêhê

Hữu Bảo 23.01.2018

Bài viết của bạn rất đầy đủ và chính xác. Mình xin bổ sung thêm những yếu tố ảnh hưởng đến quá trình bay hơi bao gồm:

  • Tốc độ gió (càng nhanh thì bay hơi diễn ra càng nhanh)
  • Loại chất lỏng (nước và thủy ngân đều là chất lỏng nhưng thủy ngân không bay hơi)
kttrangqs 28.02.2018

Mình chỉ muốn hỏi là để kiểm tra tốc độ bay hơi phụ thuộc vào 1 trong 3 yếu tố thì nguyên tắc chung là gì? Còn câu trả lời của bạn thì rất đầy đủ và hay.

Cộng đồng 04.04.2019

Khá đơn giản, nguyên tắc chung là bạn chỉ cần giữ cho 2 yếu tố còn lại không đổi và chỉ thay đổi 1 yếu tố, ví dụ như để kiểm tra tốc độ bay hơi có phụ thuộc vào nhiệt độ hay không, bạn chỉ cần làm thế nào đó để giữ cho độ ẩm và áp suất không thay đổi trong quá trình kiểm tra, sau đó tăng hoặc giảm nhiệt độ thì sẽ rõ.

Thí nghiệm thực tế thì không cần chính xác như vậy, điều kiện độ ẩm và áp suất trong nhà bạn không chênh lệch nhau mấy cho nên bạn có thể kiểm tra được tốc độ bay hơi của nước phụ thuộc vào nhiệt độ hay không bằng cách chuẩn bị 2 ấm nước, một ấm đun, một ấm không đun, chắc chắn ấm đun sẽ cạn nước trước hết rồi.

Văn Thủy 04.04.2019

4 yếu tố bay hơi là nhiệt độ, gió, mặt thoáng và sự chênh lệch áp xuất.

Cộng đồng 11.02.2023
thêm bình luận...
Bạn đang thắc mắc? Ghi câu hỏi của bạn và đăng ở chế độ cộng đồng (?)