1
Tại sao người mắt tốt khi đeo kính cận hay kính lão thì lại hoa mắt nhức mắt?
1
hoaingoc201ttpt20 đã đăng:

thêm bình luận...
1
vns_nga2o10 đã đăng:

Nguyên nhân là do sự kết hợp giữa hai lý thuyết quang học và sinh học, trước hết mình sẽ nói về sự tạo ảnh chung trên mắt, sau đó là hiện tượng quang học (hay sự tạo ảnh) sẽ xảy ra như thế nào đối với ba trường hợp mắt của người bình thường, mắt của người cận thị và mắt của người viễn thị và cuối cùng là kết quả tại sao người mắt tốt không thể đeo kính của người bị cận hoặc viễn được, hy vọng sẽ giúp ích cho bạn.

Sự tạo ảnh chung trên mắt

Cấu tạo của mắt người và sự tạo ảnh

Có lẽ chúng ta đều biết, ta nhìn thấy được vật khi có ánh sáng từ vật truyền vào mắt ta, cụ thể ánh sáng truyền qua giác mạc đến thủy dịch đến thể thủy tinh và tạo ảnh trên võng mạc.

Nhưng điều quan trọng mình muốn nói ở đây là cấu tạo thể thủy tinh của chúng ta là một thấu kính hội tụ, cho nên ánh sáng từ một điểm ngoài không gian đi qua thấu kính hội tụ sẽ rõ nét nhất khi chúng hội tụ tại một điểm nằm trên võng mạc.

Sự tạo ảnh của mắt ở người bình thường, người cận thị và người viễn thị

Ở mắt người bình thường, một điểm ảnh ngoài không gian sau khi qua thể thủy tinh sẽ cho một điểm ảnh nằm ngay trên võng mạc, có thể được minh họa bằng hình dưới đây,

Sự tạo ảnh ở mắt người bình thường

Ở mắt người cận thị, một điểm ảnh ngoài không gian sau khi thể thủy tinh sẽ cho một điểm ảnh nằm trước võng mạc thay vì nằm trên võng mạc như người bình thường, do đó người ta phải đeo kính cận để đẩy điểm ảnh hội tụ về võng mạc,

Sự tạo ảnh ở mắt người cận thị

Ở mắt người viễn thị, một điểm ảnh nằm ngoài không gian sau khi qua thể thủy tinh sẽ cho một điểm ảnh nằm sau võng mạc thay vì nằm trên võng mạc như người bình thường, cho nên người ta sẽ đeo kính viễn để kéo điểm ảnh hội tụ về võng mạc,

Sự tạo ảnh trên mắt người viễn thị

Vậy tại sao người mắt tốt không thể đeo kính của người bị cận hoặc viễn được?

Chắc tới đây bạn cũng đã biết tại sao, điểm ảnh hội tụ qua mắt người bình thường đã nằm ngay trên võng mạc rồi, nếu bạn cố ý đeo kính cận, ánh sáng từ điểm ảnh sau khi qua kính cận sẽ bị điều chỉnh làm cho điểm ảnh nằm xa hơn võng mạc cho nên sẽ bị mờ ngay, và tương tự nếu bạn cũng cố ý đeo kính viễn, ánh sáng từ điểm ảnh sau khi qua kính viễn làm cho điểm ảnh nằm gần hơn võng mạc cho nên cũng sẽ bị mờ ngay.

Tác động về mặt sinh học

Một người bình thường đã quen với việc một điểm ảnh được hội tụ đúng ngay trên võng mạc, khi điểm ảnh hội tụ bị loãng (mờ) sẽ gây kích ứng tế bào thị giác, không những thế, đồng tử mắt người sẽ giãn nở hoặc thu hẹp quá độ do sự thay đổi đột ngột về ánh sáng dẫn đến bạn hoa mắt, nhức mắt và đau đầu là tất yếu.

thêm bình luận...
Bạn đang thắc mắc? Ghi câu hỏi của bạn và đăng ở chế độ cộng đồng (?)