2
Cơ chế hoạt động của Vắcxin là gì?
2
huonglan45ab20 đã đăng:

Cho mình hỏi vắc-xin sau khi tiêm vào cơ thể con người hoạt động như thế nào vậy?

thêm bình luận...
4
Nguyễn An100 đã đăng:

Để hiểu cơ chế hoạt động của vắc-xin, trước hết chúng ta cần biết hệ thống miễn dịch trong cơ thể hoạt động như thế nào khi có sự xâm nhập của các mầm bệnh. Khi các mầm bệnh như vi khuẩn, virus xâm nhập vào cơ thể, chúng tấn công các tế bào và thực hiện nhân đôi làm cho cơ thể bị nhiễm bệnh là điều tất yếu. Hệ thống miễn dịch phản ứng lại với sự tấn công này bằng cách tạo ra các tế bào miễn dịch hay còn gọi là bạch cầu, bạch cầu đi theo hồng cầu đến nơi bị nhiễm bệnh và thực hiện nhiệm vụ của mình, có nhiều loại bạch cầu và bao gồm có 3 loại chính như sau:

  • Đại thực bào (Macrophage): có nhiệm vụ bao lấy mầm bệnh và tiêu hóa chúng, trong quá trình tiêu hóa, đại thực bào để lại một phần của mầm bệnh gọi là các kháng nguyên với mục đích báo với cơ thể rằng cần phải điều động các kháng thể đến để tấn công các kháng nguyên này, kháng nguyên thực chất chính là mầm bệnh.
  • Tế bào Lympho B: nhận chỉ thị từ cơ thể để sản xuất các kháng thể tấn công các kháng nguyên mà đại thực bào đã đánh dấu trước đó.
  • Tế bào Lympho T: cũng tương tự như Lympho B, nhưng nó còn một nhiệm rất quan trọng khác là ghi nhớ lại loại mầm bệnh đó.

Lần đầu tiên khi cơ thể gặp một loại mầm bệnh nào đó, nó mất khoảng vài ngày để có thể nhận dạng mầm bệnh, gắn các kháng nguyên rồi sau đó mới điều động các kháng thể tới để tiêu diệt. Nhưng sau lần đó, hệ thống miễn dịch đã ghi nhớ lại cách nó đã bảo vệ cơ thể như thế nào khỏi loại mầm bệnh này. Hệ thống miễn dịch giữ lại một ít các tế bào Lympho T, chịu trách nhiệm cho việc ghi nhớ, nếu loại mầm bệnh này tấn công lại trong tương lai, chúng sẽ bị phát hiện ngay lập tức, và Lympho B lập tức phát đi các kháng thể để tiêu diệt chúng trước khi chúng có cơ hội làm cơ thể bị nhiễm bệnh. Đó là lý do vì sao có một số loại bệnh chúng ta chỉ bị một lần duy nhất trong đời như bệnh đậu mùa, ..v.v.

Dựa vào đặc điểm này của hệ thống miễn dịch, vắc-xin được tạo ra để bắt chước lại sự xâm nhập của mầm bệnh, cho nên bản chất của vắc-xin cũng chính là mầm bệnh, nhưng vắc-xin không làm cho cơ thể chúng ta bị suy yếu mà nó chỉ làm cho hệ thống miễn dịch nhận biết rằng đang có mầm bệnh xâm nhập mà thôi, bởi vì mầm bệnh trong vắc-xin là mầm bệnh đã bị làm yếu đi rất nhiều lần so với mầm bệnh thực tế, nó không thể làm cơ thể bị nhiễm bệnh hoặc chỉ làm cho cơ thể có các triệu chứng bệnh nhẹ như sốt nhẹ, ...v.v tùy thuộc vào từng loại vắc-xin.

Bởi vì vắc-xin cũng chính là mầm bệnh cho nên hệ thống miễn dịch cũng sẽ hoạt động theo cơ chế như trên, sau khi tiêu diệt xong mầm bệnh từ vắc-xin, chúng để lại các tế bào Lympho T để ghi nhớ cách chống lại mầm bệnh đó trong tương lai. Tuy nhiên, trong thời gian cơ thể đang luyện tập, bạn vẫn có thể bị nhiễm bệnh nếu bị loại virus đó tấn công, tức là đối với bất kỳ một loại vắc-xin nào, cơ thể cũng cần có thời gian để xây dựng các kháng thể và ghi nhớ chúng.

Khoa học có nhiều phương pháp để điều chế ra vắc-xin như vắc-xin từ chính mầm bệnh đang sống nhưng bị làm yếu đi, vắc-xin chứa mầm bệnh đã chết, vắc-xin biến độc tố, vắc-xin tổ hợp nhiều loại vi khuẩn. Cụ thể như thế nào thì mình xin phép được bỏ qua phần này.

Đối với những vắc-xin cần tiêm thêm nhiều lần trong thời gian định kỳ bởi vì các lý do:

  • Hệ thống miễn dịch chưa xây dựng một cách hoàn chỉnh, nó cần thêm vắc-xin để tiếp tục luyện tập.
  • Hệ thống miễn dịch sẽ "quên" đi một số loại vắc-xin nào đó sau một thời gian nhất định nếu nó không được luyện tập lại.
  • Có những vắc-xin cần một liều lượng lớn hơn để được hệ thống miễn dịch chú ý tới, ít quá thì không đủ kích thích.
  • Sự biến thể của vi khuẩn hoặc virus, cần phải được tiêm lại vắc-xin của mỗi loại biến thể này.
đã bổ sung 5.4 năm trước bởi
Avatar: Nguyễn An Nguyễn An100
thêm bình luận...
1
Thanh Nhã10 đã đăng:

Vắcxin thực chất không phải là thuốc điều trị gì cả mà chính là bản thân của virus hoặc một phần của virus đã được nuôi cấy hoặc virus đã bị giết chết bởi chất hóa học, nhiệt độ, do đó làm cho nó yếu đi hơn rất nhiều so với virus thực sự bên ngoài. Tất nhiên bạn sẽ thắc mắc nếu vắcxin cũng chính là virus vậy truyền virus này vào cơ thể người để làm gì?

Cơ thể con người có hệ thống miễn dịch giúp bảo vệ cơ thể khỏi các tác nhân gây bệnh từ bên ngoài. Mình chỉ tóm tắt lại ý chính, nếu bạn muốn biết rõ hơn, bạn có thể đọc bài viết cách hệ miễn dịch hoạt động đã giải thích một cách rất chi tiết. Tức là, khi một loại virus lần đầu tiên xâm nhập vào cơ thể, hệ miễn dịch rất "phân vân" khi sinh ra các kháng thể để tiêu diệt loại virus này. Do đó, virus sẽ làm cơ thể bạn bị bệnh ngay sau đó. Hệ miễn dịch của bạn sẽ phải mất một thời gian để tìm cách tiêu diệt mầm bệnh, một điều hay ho là qua lần đầu tiên này, hệ miễn dịch của bạn sẽ có "kinh nghiệm" đối với loại virus này.

Vắcxin hoạt động theo cách tương tự như trên. Tức là, y học sẽ tiêm vắc-xin (hay mềm bệnh) đã được làm yếu hoặc giết chết trực tiếp vào cơ thể bạn, do đó, những mầm bệnh được tiêm vào sẽ không có khả năng gây bệnh cho bạn. Lúc này, hệ miễn dịch phản ứng lại tương tự như trên, sản sinh kháng nguyên để tiêu diệt mầm bệnh này, do đó các kháng nguyên này sẽ có "kinh nghiệm" một lần đối với loại virus đã bị tiêu diệt và tiếp tục ở lại trong máu bảo vệ cơ thể trong tương lai.

Ví dụ:

Vắcxin lao, viêm gan B được tiêm ngay cho trẻ sơ sinh khi vừa mới sinh ra.

Cho nên, vắcxin có thể được xem là đối tượng để các tế bào kháng nguyên trong cơ thể được luyện tập trước khi thực sự đối chọi với virus bên ngoài mạnh hơn.

đã bổ sung 6.2 năm trước bởi
Avatar: Thanh Nhã Thanh Nhã10
thêm bình luận...
Bạn đang thắc mắc? Ghi câu hỏi của bạn và đăng ở chế độ cộng đồng (?)