1
Ngành nghề nào nguy hiểm nhất?
0
Ánh Trang0 đã đăng:

Theo các bạn thì danh sách các ngành nghề nguy hiểm nhất bao gồm những ngành nào?

thêm bình luận...
2
Tuấn Long80 đã đăng:

Nếu xác định nguy hiểm nhất là đe dọa đến mạng sống, gây ra thương tích và tổn hại lâu dài cho sức khỏe thì bao gồm:

Lính cứu hỏa: được đào tạo để chữa cháy, nguy hiểm có thể xảy ra bao gồm bị thiêu cháy, làm việc lâu dài sẽ bị nhiễm các khí độc từ khói lửa như $\text{CO}_2$, $\text{NO}_2$, ...

Thợ lau kính các tòa nhà chọc trời: làm việc trên các tòa nhà có độ cao rất lớn, và thường là sử dụng dây treo lơ lững khi làm việc.

Diễn viên đóng thuế: thực hiện thay các pha mạo hiểm trong các bộ phim hành động mặc dù được đào tạo bài bản và phim trường được dàn dựng công phu nhưng những vụ tai nạn xảy ra không phải là không có.

Phi hành gia: tìm kiếm các vụ thử tên lửa thất bại trong lịch sử bạn có thể thấy rất nhiều, chi phí chế tạo tên lửa rất tốn kém cho nên không có cơ hội để thử trước khi vận hành, các nhà khoa học chỉ có thể dựa vào các thuyết để chứng minh nó hoạt động đúng, do đó một khi phi hành gia đã bước chân lên con tàu thì họ cũng phải đặt cược mạng sống của mình trong đó.

Thợ lặn: dưới lòng đại dương thường rất nguy hiểm, đặc biệt khi sử dụng tàu lặn, bạn có thể đạt được độ sâu mà ở đó, nếu tàu lặn của bạn có vấn đề gì, áp suất nước dưới lòng đại dương sẽ bóp nát bạn thành từng mảnh nhỏ, nếu thợ lặn lặn ở những vùng có băng trôi như Nam Cực thì có thể bị các tảng băng va vào hoặc rơi ngay trên đầu (bạn có thể xem bộ phim tài liệu Hành tinh xanh 2 để rõ hơn).

Công nhân mỏ: làm việc trong các hầm mỏ, nguy cơ sập hầm mỏ hoặc ngộ độc khí ga trong lòng đất là rất cao.

Thợ hàn tàu thủy công nghiệp: hàn liên tục dưới các gầm tàu trong môi trường sơn dầu độc hại, thiếu ôxy, ... và tổn hại đến mắt là rất cao (xem các chương trình về đóng tàu thủy công nghiệp bạn sẽ rõ).

Công nhân xây dựng: chuyện này thì xảy ra nhiều ở các công trình xây dựng ở Việt Nam do chủ quan về các vấn đề bảo hộ khi làm việc trên các công trình cao tầng.

Đi biển (câu cá biển): là một ngành nghề nguy hiểm không kém, thời tiết ngoài biển khơi là vấn đề khó có thể báo trước được, tại nạn trên biển xảy ra hàng ngày.

Hàng không: tỉ lệ xảy ra tai nạn hàng không rất thấp nhưng một khi đã xảy ra, rơi tự do từ độ cao cả ngàn mét bạn chỉ có thể chết.

Cơ khí lắp ráp hoặc cơ khí chế tạo: có thể không nguy hiểm đến tính mạng, nhưng tỉ lệ gây ra chấn thương một phần nào đó cơ thể như tay, mắt, ... là rất cao khi phải làm việc trực tiếp với các máy cơ khí như máy tiện, khoan, ...

Chiến binh và các tổ chức chống tội phạm sử dụng vũ khí: không có một cơ hội nào để sửa chữa lỗi lầm khi họ tham gia các nhiệm vụ chống các tội phạm sử dụng vũ khí.

thêm bình luận...
Bạn đang thắc mắc? Ghi câu hỏi của bạn và đăng ở chế độ cộng đồng (?)