1
Bạn làm thế nào để xây dựng được tính kỉ luật tự giác?
1
Bích Vân10 đã đăng:

Các bạn có bạn nào có phương pháp tránh tính chần chừ trì hoãn khi làm một việc gì đó không ạ?

Nếu bạn có mục tiêu rõ ràng và mục tiêu của bạn thật to lớn có ý nghĩa với bản thân bạn $\longrightarrow$ bạn sẽ có sự thèm muốn khát khao được làm nó mỗi ngày mà không cần một ai hối thúc phải làm thế này thế kia $\longrightarrow$ sự tự giác và tính kỉ luật sẽ bắt đầu từ đây :)).

Ánh Ngọc 17.04.2018
thêm bình luận...
4
Ðức Tuệ90 đã đăng:

Câu hỏi của bạn tưởng chừng như đơn giản nhưng nếu xét về mặt tâm lý, nó khá phức tạp đấy ạ!!! Và nếu bạn đã để câu hỏi của mình vào mục tâm lý học thì mình cũng xin chia sẻ một chút vấn đề này theo quan điểm tâm lý học,

Tin tốt là sự kỉ luật tự giác có thể học được và tin xấu là nó không dễ dàng để học một chút nào. Và tất nhiên, nếu bạn chưa từng quyết định sẽ kiên trì làm thử một việc gì đó cho đến khi nó hoàn thiện hoặc thành công ở mức độ nào đó thì những điều mình sẽ nói sau đây có vẻ là stupid ^^ và không thực tế, nhưng nếu bạn có định làm và sẽ làm, khi bạn nhìn lại, mọi thứ sẽ thật rõ ràng.

Cũng như Steve Jobs có câu: "Bạn sẽ không biết trước tương lai sẽ ra sao nhưng khi nhìn lại quá khứ, mỗi thứ là một chuỗi kết nối thật rõ ràng."

Sự kỉ luật tự giác nghe có vẻ rùng rợn quá, có thể xem là sự tự chủ bản thân vào các thói quen hằng ngày, và nhẹ nhàng hơn nữa, trong một khoảng thời gian nhất định (tùy bạn đặt ra để hoàn thành công việc của mình), sự tự chủ có nghĩa là bạn biết được nên tránh những việc không nên làm và hành động ngay vào công việc của bạn.

Và vấn đề lại nằm ở đây, Atul Gawande mô tả rằng: "Mặc định, bộ não chúng ta không hứng thú với sự kỉ luật tự giác, chúng ta chỉ hứng thú với cái mới lạ và sự nhộn nhịp. Cho nên sự kỉ luật tự giác là thứ mà chúng ta cần phải học như học các môn toán, lý, hóa, ... vậy".

Vậy câu hỏi đặt ra ở đây, bạn biết thói quen đó là tốt, nhưng làm sao bạn có thể học nó khi bản thân bạn không có một chút thích thú gì về nó cả?

Yes, bạn @Ánh Ngọc bình luận rất đúng, mục tiêu chính là động lực thúc đẩy bạn làm những việc không tưởng (và chính vì chỗ này cần phải là người từng trải bạn mới cảm nhận được), mình xin để đây và không nói gì thêm...

Vậy tiếp theo, nếu đã có mục tiêu và bạn xác định được nên thay đổi ngay lúc này, bạn sẽ làm gì tiếp theo?

Có 4 bước khá hiệu quả mình nghĩ bạn nên thử:

  1. Tất nhiên là thiết lập mục tiêu và quyết định thay đổi thói quen là điều cần thiết.
  2. Tạo kế hoạch và chia kế hoạch thành nhiều bước nhỏ.
  3. Theo dõi kết quả theo từng khoảng thời gian (ví dụ 3 ngày, 1 tuần, ...) bằng cách ghi lại những gì bạn đã làm.
  4. Xem xét lại, thay đổi kế hoạch cho linh hoạt phù hợp với bạn nếu không phù hợp.

[Bổ sung] - Mình đọc được một bài viết rất hay của bạn vuquanghuy0907 về chủ đề C: Làm thế nào để tập trung tối đa thời gian cho việc học tập? cũng rất hay bạn có thể áp dụng cho mọi công việc chứ mình nghĩ không phải là vấn đề học tập không đâu.

Thân ái và chúc bạn thành công.

đã bổ sung 6.0 năm trước bởi

Hay lắm ạ, cảm ơn bạn nhiều

Bích Vân 25.04.2018
thêm bình luận...
Bạn đang thắc mắc? Ghi câu hỏi của bạn và đăng ở chế độ cộng đồng (?)