1
Tư duy suy nghĩ và vấn đề nên làm gì trong môi trường đại học?
5
Member403150 đã đăng:

Em đã nghe khá nhiều hội thảo về vấn đề nên làm gì trong đại học? Em đã nghe theo ý kiến 2 chiều và cảm thấy khá thắc mắc thứ nhất là đại học nên lo học tập để lấy cái bằng, hạn chế đi làm thêm nhưng không thu hẹp cái khả năng giao tiếp tham gia câu lạc bộ, nhưng e lại nghe là nên đi làm để bươn trải đề lấy exp mai mốt ra đời mà còn biết cách ứng xử, vậy em nên nghĩ như thế nào?

thêm bình luận...
1
New Zealand50 đã đăng:

Bởi vì những người chia sẻ kinh nghiệm cho bạn đến từ nhiều chuyên ngành lĩnh vực khác nhau, tất nhiên mình không phủ nhận họ là những người đã đi trước và thành công ở một mức độ nhất định nào đó, cái mình muốn nói ở đây là khi họ đưa ra những lời khuyên, họ không đơn thuần chỉ là nói suông mà những lời khuyên đó được đúc kết từ chính bản thân con người tính cách của họ, được đúc kết từ chính những thành công hay thất bại họ trải qua khi còn ở tuổi chúng ta, bởi vậy những lời khuyên này có một đặc điểm là nó mang đậm chất và trải nghiệm của cá nhân.

Vậy ý mình muốn nói ở đây là gì? Lời khuyên từ những người đi trước mặc dù họ rất thành công nhưng chưa chắc khi đem nó sang áp dụng cho chính bản thân bạn, nó cũng sẽ đem lại kết quả tương tự, bởi vì ngoài những yếu tố của cá nhân, sự tác động của các yếu tố mang tính chất thay đổi như nền kinh tế, thị trường, thời điểm vàng, sự may mắn,...v.v. cho nên hoàn toàn không bạn nhé, câu đầu tiên mình muốn nói là bạn cần có tư duy của riêng bạn, không cần nghe theo lời khuyên của ai đó một cách tuyệt đối mà chỉ cần xem lời nói của họ như một thông tin hỗ trợ thêm cho quyết định của bạn.

Bây giờ quay trở lại vấn đề nên ra ngoài bươn chải hay nên lo học tập? Mình nghĩ mình nên bắt đầu bằng ví dụ,

Tôi là người yêu thích các thuật toán và chương trình máy tính, không những thế tôi còn muốn đi sâu vào con đường nghiên cứu hoặc ít nhất là kỹ sư nghiên cứu, tôi biết rằng muốn làm việc đó tôi cần phải làm việc rất rất chăm chỉ, cần đầu tư nhiều thời gian vào đọc các bài báo công trình nghiên cứu trước đó, nắm vững các công cụ toán và hiểu cấu trúc máy tính, tham gia vào các cộng đồng lập trình để học hỏi thêm ở những người khác,... tôi cũng thường hay đọc các jobs về chuyên ngành của mình để xem họ đang yêu cầu những kỹ năng nào và kiến thức nào mình còn thiếu để bổ sung từ bây giờ, tôi tự đặt ra vấn đề và tự xây dựng lấy các chương trình để giải quyết nó một cách bài bản và chuyên nghiệp, sau đó chia sẻ những gì tôi đã làm được lên blog của mình với hy vọng rằng nếu một mai nhà tuyển dụng hỏi tôi kinh nghiệm làm việc mà bạn đã có, tôi có thể tự tin nói với họ rằng đây và đây, qua quá trình làm việc, tôi nhận thấy rằng đối với chuyên ngành của mình, người ta có thể chấp nhận tôi thiếu kỹ năng mềm nhưng không thể chấp nhận tôi thiếu các kiến thức kỹ thuật chuyên sâu được, bây giờ bạn hãy nói với tôi tại sao tôi phải ra ngoài bươn trải làm thêm này nọ trong khi thời gian của tôi là hạn chế, thời gian đó tôi đang tự học tập một cách rất có định hướng theo con đường tôi đã chọn.

Tôi là người yêu thích kinh doanh và luôn khát khao một ngày nào đó sẽ tạo nên một doanh nghiệp cho chính mình, tôi theo học chuyên ngành quản trị kinh doanh, tôi biết được kinh doanh không nằm gỏn gọn trong những khái niệm kinh tế cơ bản trên sách vở mà nó thật sự là một thương trường, thương trường như chiến trường. Cho nên, để đạt được mục tiêu của mình, tôi biết rằng ngoài những kiến thức hàn lâm ở trường, tôi cần phải ra ngoài thực tế bươn chải và làm bất cứ việc gì tôi nghĩ tôi có thể như phục vụ bàn, thu ngân, nhân viên, kế toán, ...v.v. trong lúc làm, tôi có thể tiếp cận được cách quản lý kinh doanh thực tế mà những người quản lý đó đã làm, tôi tìm đến những hội thảo kinh tế để nắm bắt tình hình, tìm hiểu các ngành sẽ có triển vọng trong tương lai gần, tôi tìm đọc những cuốn sách kinh tế tuyệt nhất mà tôi được biết, tôi nhận thấy kỹ năng thuyết trình và kỹ năng mềm là cực kỳ quan trọng đối với một nhà quản lý giỏi, cho nên tôi không ngần ngại mở rộng các mối quan hệ, tạo nên các chiến lược kinh doanh nhỏ lề đường, đối với tôi bươn chải ngoài đời thực là quan trọng hơn rất rất nhiều so với học để lấy tấm bằng, bây giờ bạn hãy nói cho tôi tại sao tôi phải học vất vả để lấy tấm bằng mà không phải là bươn chải để tìm kiếm kinh nghiệm cơ hội thực tế.

Qua hai ví dụ trên, mình muốn nói lên rằng mọi thứ còn phụ thuộc vào việc bạn học chuyên ngành gì, bản thân bạn muốn gì, hãy xác định mục tiêu thật sự của bạn trước khi bạn hãy quan tâm tới hai lời khuyên trên, nếu bạn không thể xác định được mục tiêu của mình thì sao? Hãy dựa vào chuyên ngành của bạn để xem xem lời khuyên nào là phù hợp, xác định mục tiêu là cực kỳ khó khi bạn mới là tân sinh viên, có thể bạn chọn ngành ngẫu nhiên hoặc chỉ mới chập chững vào ngành nhưng vì khó nên nó mới có giá trị của nó, hãy xác định ngay từ bây giờ, khi đã xác định được mục tiêu thì quá dễ, câu trả lời và sự lựa chọn tự khắc sẽ hiện ra.

đã bổ sung 5.5 năm trước bởi
Avatar: New Zealand New Zealand50
thêm bình luận...
Bạn đang thắc mắc? Ghi câu hỏi của bạn và đăng ở chế độ cộng đồng (?)