1
Nguyên nhân xảy ra mưa không đồng đều giữa các khu vực trên thế giới là gì?
1
Phạm Luận90 đã đăng:

thêm bình luận...
3
Tuấn Long80 đã đăng:

Có rất nhiều nguyên nhân làm cho lượng mưa không đồng đều ở giữa các khu vực trên thế giới, một số nguyên nhân phổ biến mang tính chất tự nhiên, đó là,

Nhiệt độ

Nhiệt độ là yếu tố đầu tiên phải nói đến vì nó ảnh hưởng rất lớn đến hình thành lượng mưa khác nhau trên trái đất, do cấu tạo hình cầu của trái đất, lượng nhiệt nhận được từ mặt trời ở mỗi nơi là khác nhau, ở xích đạo sẽ nhận được nhiều nhiệt nhất và giảm đều theo đường kinh tuyến về hai cực. Nhiệt độ cao dẫn đến sự bay hơi diễn ra nhanh hơn, không khí ấm mang theo lượng lớn hơi nước tạo mưa dư thừa ở các khu vực gần xích đạo trong khi các khu vực nằm xa xích đạo nhận được rất ít, nhìn vào hình ảnh bên dưới, bạn sẽ rõ hơn.

Sự phân bố lượng mưa trên trái đất

Theo cách mình giải thích thì chỗ này lại đưa lên một câu hỏi, tại sao vùng cận nhiệt đới (vùng có màu vàng và vàng nhạt tập trung đa số ở châu Phi) lại có lượng mưa ít hơn vùng ôn đới (vùng màu xanh lá cây) trong khi nó nằm gần xích đạo hơn? Nguyên nhân là do khi hơi nước lên cao gặp lạnh tạo thành mây và mưa, không khí đã mất đi lượng lớn hơi nước nó mang theo, do đó nó trở nên khô và lạnh hơn, nhưng mọi chuyện chưa kết thúc tại đây, không khí lạnh có xu hướng vừa đi xuống (do khối lượng riêng tăng), vừa đi qua một bên (do chênh lệch áp suất kéo theo) theo thuyết đối lưu $^{\text{chú thích}}$ và dừng lại ở vĩ độ 30 hình thành nên các sa mạc rộng lớn như phía bắc châu Phi, ...v.v.

Vị trí địa lý

Vị trí địa lý cũng tác động rất lớn đến lượng mưa, bạn có thể thấy một phần lãnh thổ rộng lớn Tây Bắc Trung Quốc và Mông Cổ đa số là thảo nguyên và sa mạc, điều này cũng được giải thích một cách đơn giản. Tưởng tượng khi bạn đổ 1 lít xăng, bạn chỉ có thể đi từ nhà đến trường mà không thể đi từ nhà đến biên giới Trung Quốc được, điều này cũng tương tự, lượng hơi nước được hình thành một phần lớn chủ yếu ngoài biển, trên đường đi vào đất liền, không khí sẽ mất dần do hơi nước ngưng tụ tạo thành mưa, đến khi vào sâu trong đất liền nó trở nên khô và hầu như không còn hơi nước mang theo nữa.

Địa hình

Những nơi có địa hình vùng núi thường có một sự thật thú vị là một bên sườn núi mưa rất nhiều trong khi bên còn lại không có giọt mưa nào hoặc rất ít, lý do cũng khá đơn giản bởi vì khi không khí mang hơi nước đi qua, nó sẽ bị các đỉnh núi cao chặn lại, ngưng tụ và tạo mưa một bên sườn núi mà không thể qua bên còn lại hoặc một ít có thể qua bên còn lại.

Ngoài ra, còn một số nguyên nhân khác mang tính chất bị thay đổi do sự tác động của con người đó là,

Sự nóng lên toàn cầu

Thử tưởng tượng trời càng nắng nóng thì quần áo bạn phơi càng nhanh khô bởi vì sự bay hơi của nước diễn ra càng nhanh. Điều này cũng tương tự như sự nóng lên toàn cầu vậy, dưới tác dụng của nhiệt, không khí nóng sẽ mang theo nhiều hơi nước hơn, điều này dẫn tới hiện tượng những nơi vốn dĩ đã mưa lại được mưa nhiều hơn, những nơi khô cằn thì lại càng khô cằn thêm, tại sao điều này lại xảy ra thì mình đã giải thích ở phần nhiệt độ.

Khu vực thành thị

Khu vực thành thị có nhiệt độ cao hơn nhiều (0.6 đến 5.6$^{\circ}$C) so với các khu vực khác như ngoại ô, nông thôn, ... do nhiệt độ phát sinh từ các phương tiện giao thông dày đặc trong thành phố, các vật liệu có khả năng hấp thụ nhiệt như công trình xây dựng, sắt, thép, ... và sự thiếu cây cối. Nhiệt độ cao tất yếu dẫn đến không khí ấm hơn và có xu hướng đi lên, gặp lạnh hình thành mây và tạo mưa.

Chú thích

Thuyết đối lưu là hiện tượng khi nhiệt độ cao làm cho chất lỏng, khí, ... nóng lên khiến cho thể tích của nó giãn nở, thể tích giãn nở kéo theo khối lượng riêng của chất giảm, cho nên nó có xu hướng nhẹ hơn và nổi lên, trong khi đó chất lỏng hoặc khí lạnh xung quanh sẽ "nhảy" vào bù vào phần được nổi lên đó. Tưởng tượng như bạn múc một ca nước từ hồ nước, bạn sẽ không bao giờ tạo được một lỗ rỗng bên trong lòng nước bởi vì khi bạn vừa múc nước lên, nước xung quanh sẽ chạy ngay vào lấp đầy chỗ nước bạn đã múc.

đã bổ sung 5.9 năm trước bởi
Zootopia60
Không lòng vòng anh như Hải Phòng
thêm bình luận...
Bạn đang thắc mắc? Ghi câu hỏi của bạn và đăng ở chế độ cộng đồng (?)