Nguyên tử
Nguyên tử là đơn vị nhỏ nhất cấu thành nên mọi vật chất trên trái đất, nhỏ nhất ở đây không những không thể nhìn thấy bằng mắt người mà nguyên tử còn không thể bị chia thành các thành phần nhỏ hơn mà vẫn giữ nguyên đặc tính của nó.
Ví dụ quả cam có thể được chia làm 2 nửa mà mỗi nửa vẫn giữ nguyên hương vị của nó còn nguyên tử thì không thể bị chia thành 2 nửa thêm được nữa.
Đặc tính ở đây là tính chất của vật, ví dụ một khối sắt được cấu thành từ rất nhiều các nguyên tử Fe, bạn có thể chia khối sắt thành 2 mảnh nhỏ hơn, bạn tiếp tục có thể chia khối sắt nhỏ dần nhỏ dần cho đến khi còn 1 nguyên tử sắt, lúc này nếu bạn vẫn tiếp tục chia kết quả sẽ không còn là sắt nữa.
Đa số nguyên tử không thể tồn tại một cách tự do (một số trường hợp có thể tồn tại tự do), tồn tại tự do có nghĩa là hạt nhân nguyên tử phải có số lượng protons và neutrons ở trạng thái cân bằng hoặc số lượng electron xung quanh nguyên tử không thừa cũng không thiếu.
Do tính chất không thể tồn tại tự do, nguyên tử có xu hướng liên kết với các nguyên tử khác và kết quả là tạo thành các phân tử và cao hơn là các hợp chất.
Các nguyên tử ví dụ như: Hiđro (H), Sắt (Fe), Kẽm (Zn), ...
Phân tử
Tới đây chắc có lẽ bạn đã hiểu sự khác nhau cơ bản giữa nguyên tử và phân tử. Có thể nói rằng, phân tử là tập hợp của nhiều nguyên tử liên kết lại với nhau, do đó một phân tử cũng có thể dễ dàng chia thành các nguyên tử hợp thành nó.
Phân tử được chia thành 2 dạng như sau:
Phân tử nguyên tố là phân tử được tạo thành do sự kết hợp của hai hay nhiều nguyên tử trong cùng 1 nguyên tố.
Ví dụ: phân tử Ôxy được tạo thành bởi 2 nguyên tử O trong khi phân tử Ôzôn được tạo thành bởi 3 nguyên tử O
Phân tử hợp chất là phân tử được tạo thành do sự kết hợp của hai hay nhiều nguyên tử thuộc nhiều nguyên tố khác nhau.
Ví dụ: phân tử nước $\text{H}_2 \text{O}$ được tạo thành từ 2 nguyên tử H và 1 nguyên tử O
Các phân tử ví dụ như: Cacbon điôxít ($\text{C} \text{O}_2$), Nitơ điôxít ($\text{N} \text{O}_2$), Ôzôn ($\text{O}_3$), ...
Tóm tắt sự khác nhau giữa nguyên tử và phân tử
Định nghĩa:
- Nguyên tử là phần tử nhỏ nhất cấu tạo nên chất.
- Phân tử là tập hợp bao gồm nhiều nguyên tử cấu tạo nên chất.
Sự tồn tại tự do:
- Nguyên tử không thể tồn tại tự do.
- Phân tử có thể tồn tại tự do.
Cấu tạo:
- Nguyên tử bao gồm hạt nhân (protons và neutrons) và các hạt electron.
- Phân tử bao gồm các nguyên tử trong cùng 1 nguyên tố hoặc nhiều nguyên tố.
Hình dạng:
- Nguyên tử có dạng hình cầu.
- Phân tử có thể là bất kỳ hình dạng nào.
Khả năng phân đôi:
- Nguyên tử không thể bị phân đôi thêm nữa, nếu cố gắng phân đôi sẽ mất đi đặc tính ban đầu.
- Phân tử có thể bị phân đôi dễ dàng mà vẫn giữ nguyên đặc tính ban đầu.
Vậy giải thích giúp tôi: định nghĩa phân tử có nhiều hơn 2 nguyên tử trở lên, nó có các tính chất của chất nên nó đại diện cho chất, nhưng tại sao trong công thức hóa học của chất Oxy là 02, của Hidro là H2 trong khi CTHH của các chất kim loại như sắt, nhôm...lại chỉ có Fe và Al? Vậy có sự mâu thuẫn trong định nghĩa?
Ở đây ta sẽ liên kết một chút đến kiến thức bài đơn chất:
Các đơn chất phi kim( ko có ánh kim, ko dẫn điện,ko dẫn nhiệt) như H, O, Cl... Hầu hết ko tồn tại được ở dạng một mk mà các nguyên tử thường liên kết với nhau theo một số nhất định ( thường là 2, vd:O2, H2...)
Đơn chất kim loại (có ánh kim, dẫn nhiệt, dẫn nhiệt) : ngược lại, là các nguyên tử riêng lẻ sắp xếp khít nhau theo một trật tự xác định ( lý giải vì sao kim loại thường rất cứng). Chính vì chúng ko kết hợp với nhau nên trong các đơn chất kim loại nguyên tử và phân tử có vai trò như nhau) Có j chưa hiểu bạn đặt câu hỏi cho mk nhé 💚
Thế Fe có đc gọi là 1 phân tử ko?
– Cộng đồng Cộng đồng 05.10.2022Thế Fe có đc gọi là 1 phân tử ko?
– Cộng đồng Cộng đồng 05.10.2022Thế Fe có đc gọi là 1 phân tử ko?
– Cộng đồng Cộng đồng 05.10.2022