3
Làm sao để trách trẻ nhỏ khi chúng sai mà không làm cho trẻ bị tổn thương?
1
Ðông Tuyền10 đã đăng:

Biết rằng em mình nó sai nhưng mỗi lần la mắng, nhìn vào mắt nó y như nó hận thù và chờ ngày trả thù mình lắm vậy? Bạn nào có lời khuyên nào hay không cho mình học hỏi với ạ?

thêm bình luận...
4
Vũ Nam Phong580 đã đăng:

Bạn có thể thử với kiểu khen trá hình, hoặc xin lỗi. Vì mục đích bạn muốn đạt được là "tốt cho đứa bé, mong nó sửa đổi hành vi" nên có nhiều cách để không khiến bé tự ái hay câm phẫn, oan ức.

Bản thân mình lúc trước rất hay chỉ trích người khác, và cái nhìn của người khác lúc nào cũng giống như bạn miêu tả, dù người đó bao nhiêu tuổi.

Mình xin kể 1 câu chuyện điển hình:

1 thầy giáo và 1 học trò đang chuẩn bị quét hồ lên dán giấy dán tường để trang trí phòng học. Đột nhiên người thầy có việc gấp nên phải chạy đi gấp và để trò ở lại 1 mình.

Khi thầy về thì thấy tất cả giấy dán tường đều đã lát lên trên tường phòng học 1 cách ngay ngắn. Chỉ có điều... tất cả đều dán ngược hết. Thấy thế thầy giáo ôm mặt thở dài, học trò thì thấy vậy nên vì thấy có lỗi quá nên rưng rưng nước mắt. Thầy giáo không một lời than vãn, trách mắng và khen trò:

  • Cảm ơn trò vì đã làm cả phần việc của thầy, trò rất giỏi.
  • Xin lỗi trò vì thứ nhất, thầy đã không biết rằng trò không biết quét hồ (nếu biết trước thì thầy đã hướng dẫn), thứ hai thầy đã để cho trò làm 1 mình mà không làm cùng với trò, thầy thật có lỗi với trò.

Học trò đó được cảm động bởi nhân đức và lời nói của thầy nên đã quyết tâm sống suốt đời khiêm tốn như thầy giáo vậy.

Đây là 1 câu chuyện cũng khá nổi tiếng trên mạng. Rõ ràng bạn thấy, lẽ ra thầy giáo có thể la mắng vì tất cả lỗi sai là ở học trò. Nhưng hạ mình xuống và chia sẻ lắng nghe lúc nào cũng là phương thức tối ưu nhất.

Sau này mỗi lần "nhắc nhẹ" ai mình thường cho người đó 1 tý "động viên", như cục kẹo chẳng hạn :3

Cách này ban đầu có thể "không mấy hiệu quả", nhưng đây là cách đòi hỏi "tự giác" và "ý thức" nhất nên sẽ dần dần thấm hơn cho bé nếu bạn đủ kiên nhẫn. Người Do Thái làm vậy và thành công.

Vũ Nam Phong 14.05.2018

Luôn luôn đặt mình vào vị trí của người khác trước khi đưa ra một lời phán xét nào đó là điều vô cùng cần thiết, câu trả lời hay [+1].

myhong.junte 09.08.2018
thêm bình luận...
1
Xauxilacothat30 đã đăng:

Theo như mình thì bạn nên trách mắng nhưng với lời lẽ nhẹ nhàng thôi, như là đang nói chuyện, tâm sự, chứ đừng có lên giọng, mình nghĩ vậy thôi.

Hi, cảm ơn bạn đã chia sẻ nhưng khổ nỗi mình trách nhỏ nhẹ thì trẻ con nó không nghe theo mà còn tưởng mình đang đùa với nó nên càng không sợ bạn ạ.

Ðông Tuyền 10.05.2018
thêm bình luận...
1
vicent820 đã đăng:

sau khi bạn trách móc xong nên nói rõ với nó rằng đã sai ở đâu, có thể kể một câu chuyện cho chúng nghe với ý răn đe chẳng hạn (nếu nó còn nhỏ), nếu không được bạn nhờ người mà nó thích như mẹ ấy chẳng hạn nói chuyện khuyên nhủ để nó biết nó làm sai, còn không muốn bị vậy thì mỗi lần nó sai bạn nên nói với người lớn mà nó sợ ấy.

Cảm ơn lời khuyên của bạn nhé.

Ðông Tuyền 14.05.2018
thêm bình luận...
Bạn đang thắc mắc? Ghi câu hỏi của bạn và đăng ở chế độ cộng đồng (?)