1
Nguyên nhân bên trong nào làm cho dây điện bốc cháy? Vì sao?
0
Gia Phong0 đã đăng:

Cho mình hỏi khi quá tải, nhiệt làm cho dây điện bốc cháy, vậy nguyên nhân nào bên trong nào sản sinh ra nhiệt làm cho dây điện bị bốc cháy ạ?

Một số thứ liên quan đến dòng điện mình nghĩ như:

  • Hiệu điện thế
  • Cường độ dòng điện
  • Electron
  • Điện trở dây dẫn
  • ...

Cảm ơn các bạn đã đọc câu hỏi này.

Điện trở

Phuquoiphung 11.05.2018

@Gia Phong. Quá tải đi đôi với quá dòng, mình ghi nhầm bạn sửa lại nhé

letrongan.19997 28.05.2018
thêm bình luận...
4
letrongan.1999740 đã đăng:

Đầu tiên bạn phải hiểu thế nào là quá tải? Khác nhau giữa quá tải và quá dòng? Khi quá dòng thì có quá tải không?

  • Quá tải: giống như con ngựa có thể chở tối đa 100kg hàng, nhưng bạn bắt nó chở 200kg thì đương nhiên nó bị xì rồi, biểu hiện của xì là què chân hoặc chết luôn, nên người ta sẽ treo bảng lên con ngựa bảo rằng quá 100kg là ngựa không chở được. Cũng tương tự như việc ghi công suất tiêu thụ định mức lên các tải và khi quá tải các atm cắt điện (tải ở đây là các thiết bị tiêu thụ điện).
  • Quá dòng: dòng điện vượt quá giá trị định mức thì gọi là quá dòng. Như ống cống thoát tối đa 50m3/s nhưng nước chảy vào với lưu lượng 51m3/s thì coi như trong 1s không thể thoát hết nước nên coi như quá dòng.

Thường thì nhắc đến quá áp người ta sẽ coi như là quá dòng luôn, nhưng một vài trường hợp thì không như vậy, ví dụ:

  • Máy tiêu thụ công suất định mức, nhưng do sự cố trạm phát hoặc đường dây hoặc các tải lân cận khởi động nên tải đang xét bị sụt áp, lúc này dòng sẽ tăng lên nên có thể bị quá dòng.
  • Máy hoạt động đột ngột dòng điện bị thấp hơn định mức, mà điện trở của tải lại cao làm cho máy bị quá tải (công suất tăng cao), nhưng dòng vẫn không quá.

Nếu không xét 2 trường hợp đặc biệt trên, tức quá áp đi đôi với quá dòng và tải vẫn ổn định thì cũng giống như cái cống nước 50m3 bị quá dòng, muốn thoát được nước có 2 cách:

  • Tăng tiết diện ống lên
  • Làm cho tốc độ nước phải tăng lên để không bị ứ nước.

Tiết diện ống ở đây như là điện trở dây dẫn, motor xả nước vào cống như là điện áp, nước như là electron của dòng điện, mà ở đây điện áp không đổi tức không thể làm cho tốc độ thoát nước nhanh hơn thì ta phải dùng cách tăng tiết diện ống (điện trở dây dẫn), nhưng điện trở thì cố định cũng không thể thay đổi, vậy để nhét 51m3 nước vào ống tiết diện 50m3 chỉ còn cách dồn ép nó lại rồi cho nó chảy qua, mà dồn nó thì cũng như đám đông bị dồn ép cựa quậy rất khó khăn, va chạm nhau gây ma sát, lúc này bạn hiểu tại sao quá dòng lại sinh nhiệt rồi chứ.

Mặc dù hơi mình còn hơi phân vân chỗ khái niệm quá áp trong trường hợp đặc biệt của bạn nhưng về tổng thể mình đã nắm được ý của bạn, câu trả lời của bạn rất trực quan, dễ hiểu, cảm ơn bạn ạ.

Còn một chỗ bạn nói quá áp coi như quá dòng nếu không xét trường hợp đặc biệt vậy câu quá tải đi đôi với quá dòng và áp vẫn ổn định hình như mình thấy nó ngược ngược, đáng lẽ quá áp đi đôi với quá dòng và tải vẫn ổn định chứ ta, vì áp với dòng cùng là một mà.

Gia Phong 20.05.2018
thêm bình luận...
Bạn đang thắc mắc? Ghi câu hỏi của bạn và đăng ở chế độ cộng đồng (?)