2
Tại sao Ấn Độ lại phát triển mạnh ngành công nghiệp phần mềm và dược phẩm?
2
1612515620 đã đăng:

Hóng một câu trả lời hay :D

an29hcv 26.04.2018

Đọc câu hỏi của bạn mình giả sử có hai trường hợp như sau:

  • Trường hợp 1: Tại sao Ấn Độ tập trung vào phát triển ngành công nghiệp phần mềm và dược phẩm mà không phải là các ngành công nghiệp khác?
  • Trường hợp 2: Điều kiện nào giúp cho ngành công nghiệp phần mềm và dược phẩm được phát triển mạnh ở Ấn Độ?

Tất nhiên đối với mỗi trường hợp quan điểm của mình sẽ có chút khác, trường hợp đầu tiên với ý nghĩa tại sao các ngành công nghiệp khác không được chú trọng phát triển ở Ấn Độ, trường hợp thứ hai với ý nghĩa bạn chỉ muốn tập trung hỏi điều kiện nào giúp cho ngành công nghiệp phần mềm và dược phẩm phát triển mạnh ở Ấn Độ thôi, các ngành khác dù có phát triển ngang bằng hay không bạn không quan tâm.

Không biết có đúng với ý bạn không? Nếu không bạn mô tả rõ hơn câu hỏi của bạn được không ạ?

Khắc Triệu 27.04.2018

Ý của mình là tại sao ở Ấn Độ lại phát triển rất mạnh các ngành công nghiệp đòi hỏi kỹ thuật cao như phần mềm và dược phẩm? Bên cạnh đó thì sự phát triển của những ngành công nghiệp đó có ảnh hưởng chung đến những ngành khác trong nền kinh tế Ấn Độ hay không?

16125156 03.05.2018
thêm bình luận...
0
DiemMy0 đã đăng:

Tại sao Ấn Độ lại phát triển các ngành công nghiệp đòi hỏi kĩ thuật cao thì đó là một điều hiển nhiên bởi vì bất cứ một quốc gia nào muốn trở thành quốc gia phát triển thì không thể không công nghiệp hóa đất nước được.

Còn nếu chỉ nói Ấn Độ tập trung vào ngành công nghiệp phần mềm và dược phẩm thì theo mình điều này chưa hợp lí lắm, thực chất ngành công nghiệp phần mềm ở Ấn Độ chỉ chiếm 7.7% (2017) trong tổng số GDP của Ấn Độ,

GDP của ngành công nghiệp phần mềm ở Ấn Độ

Ngành công nghiệp chăm sóc sức khỏe bao gồm dược phẩm tính đến năm 2017 đạt giá trị 160 triệu USD (đóng góp tương đương khoảng 7.3% GDP của Ấn Độ).

Giá trị của ngành công nghiệp dược phẩm

Mặc dù xu hướng Ấn Độ đang giảm bớt các ngành nông nghiệp, chuyển sang các ngành công nghiệp và dịch vụ nhưng đóng góp của ngành nông nghiệp ở Ấn Độ vẫn còn rất lớn 17.35% GDP (2017), ngành công nghiệp tiêu biểu là các ngành thuộc nhóm Manufacturing chiếm 16.57% GDP (2017) và ngành dịch vụ tiêu biểu là khách sạn, vận chuyển, ... chiếm 18.46% GDP (2017), tài chính và bất động sản chiếm 21.06% GDP (2017).

Danh sách 10 ngành đứng đầu về xuất khẩu của Ấn Độ năm 2017 cũng chưa không bao gồm ngành công nghiệp phần mềm,

Danh sách 10 nhóm ngành xuất khẩu ở Ấn Độ năm 2017

Dữ liệu bạn so sánh cũng không hoàn toàn chính xác lắm @DiemMy, bạn không thể so sánh GDP của một ngành (cụ thể ở đây là công nghiệp phần mềm) so với một nhóm các ngành được (ví dụ bạn nói nhóm ngành Manufacturing chiếm 16.57% GDP). Mình nghĩ sẽ chính xác hơn nếu bạn so sánh 1 với 1, nhưng dù sao câu trả lời của bạn cũng khá khách quan.

Khắc Triệu 18.07.2018
thêm bình luận...
0
Cộng đồng đã đăng:

Ấn Độ đã phát triển mạnh ngành công nghiệp phần mềm và dược phẩm bởi vì có những lợi thế sau:

  1. Lực lượng lao động trẻ và có trình độ giáo dục cao: Ấn Độ có một dân số trẻ và có trình độ giáo dục cao, với hơn 50% dân số dưới 25 tuổi và hơn 70% dân số là người dưới 35 tuổi. Điều này cung cấp một lực lượng lao động trẻ, có trình độ giáo dục cao và thường xuyên được đào tạo để phục vụ ngành công nghiệp phần mềm và dược phẩm.

  2. Chi phí lao động thấp: Mức lương trung bình của các nhân viên công nghệ thông tin ở Ấn Độ thấp hơn nhiều so với các nước phát triển khác như Mỹ, châu Âu hay Nhật Bản. Điều này giúp các công ty phần mềm và dược phẩm tiết kiệm được chi phí và tăng tính cạnh tranh.

  3. Chính sách hỗ trợ của chính phủ: Chính phủ Ấn Độ đã áp dụng nhiều chính sách hỗ trợ cho các công ty phần mềm và dược phẩm, bao gồm cả việc cung cấp các khu công nghiệp, hỗ trợ đào tạo và nghiên cứu phát triển.

  4. Thị trường lớn: Ấn Độ là một trong những thị trường lớn nhất thế giới về dược phẩm và công nghệ thông tin, với nhu cầu ngày càng tăng về sản phẩm và dịch vụ liên quan đến hai lĩnh vực này.

Tóm lại, Ấn Độ đã phát triển mạnh ngành công nghiệp phần mềm và dược phẩm bởi vì có những lợi thế về lực lượng lao động, chi phí thấp, chính sách hỗ trợ và thị trường lớn.

thêm bình luận...
Bạn đang thắc mắc? Ghi câu hỏi của bạn và đăng ở chế độ cộng đồng (?)