Vấn đề thường hay gặp phải ở người trưởng thành, đặc biệt là các bạn sinh viên là sự lo lắng, nhưng một điều không may mắn là nó không được dạy ở nhà trường. Tại thời điểm Dale Carnegie viết cuốn sách này, ông tìm đến thư viện công cộng New York, tìm theo kệ sách, thật ngạc nhiên chỉ có 22 cuốn sách viết về chủ đề WORRY trong khi nằm ngay bên nó là chủ đề WORM (nghiên cứu về các loài sâu) có tới 189 cuốn sách.
Và cũng không cần tự hỏi khi tác giả David Seabury nói trong cuốn sách của ông - How to Worry Successfully:" Chúng ta đến với sự trưởng thành với rất ít sự chuẩn bị về kĩ năng kinh nghiệm khi đối mặt với sự lo lắng, cũng như việc bắt một người mọt sách đi múa ba lê vậy."
Kết quả là hơn một phân nửa giường bệnh trong bệnh viện dành cho những người bị tổn thương thần kinh và tâm trí do các vấn đề về sự lo lắng gây ra.
[BÌNH LUẬN - Vấn đề này xảy ra ở Việt Nam cũng khá cao, tiêu biểu là các vụ tự sát khi không chịu nổi áp lực từ học tập, cha mẹ, tình yêu, cuộc sống, ...]
Dưới đây là ba điều cơ bản nhất khi bạn đối mặt với sự lo lắng được tóm tắt từ chương đầu tiên trong cuốn sách bao gồm:
Nếu bạn muốn tránh sự lo lắng, hãy làm theo cách ông William Osier đã từng làm, đó chính là "quên đi quá khứ, đừng nghĩ tới tương lai sẽ phải làm gì quá nhiều, sống trọn vẹn ngay chính ngày hôm nay".
[BÌNH LUẬN - Hối tiếc quá khứ cũng không giúp bạn thay đổi được quá khứ mà chỉ làm bạn thêm dằn vặt, nghĩ về tương lai quá nhiều sẽ làm bạn cảm thấy áp lực, áp lực làm giảm hiệu suất công việc bạn đang làm ngày hôm nay, còn nếu bạn sống hết mình vì hôm nay, ngày mai sẽ như ý bạn muốn bởi vì ngày mai là kết quả của những gì bạn làm hôm nay.]
Khi bạn đối mặt với sự lo lắng hãy làm theo ba bước sau:
Hỏi bản thân: "Chuyện gì tồi tệ nhất sẽ xảy ra nếu bạn không thể giải quyết được vấn đề này?"
Chuẩn bị tinh thần để chấp nhận điều tồi tệ nhất có thể xảy ra nếu cần thiết.
Sau đó, bình tĩnh cải thiện vấn đề để tốt hơn.
[BÌNH LUẬN - Ý tác giả ở đây muốn nói là một khi bạn đã chuẩn bị tinh thần cho trường hợp tồi tệ nhất thì chẳng có gì có thể làm bạn mất tinh thần thêm nữa, từ đó bạn có thể đưa ra quyết định đúng đắn để cải thiện tình huống]
Nhắc nhở bản thân bạn cái giá bạn phải trả nếu bạn để sự lo lắng chi phối bản thân mình: "người không thể tự chiến đấu với sự lo lắng sẽ die sớm khi còn trẻ."
Bài viết được lấy ý tưởng và dịch lại một số lời khuyên thuộc phần 1 của cuốn sách "How To Stop Worry And Start Living" của tác giả Dale Carnegie (1888-1955)
Hy vọng sẽ giúp ích được cho các bạn, còn bạn nào có phương pháp, hướng nhìn hoặc sách hay nói về vấn đề này chia sẻ mình với nhé.
Hay đấy bạn @Gia Kiệt.
– Việt Thanh Việt Thanh 26.04.2018Chắc bạn này để tâm mấy vụ tự tử ở làng mình lâu rồi nhỉ. Thực chất là cần người ở bên. Trong lúc đầu óc hỗn loạn thì không nghĩ được nhiều đâu
– Vũ Nam Phong Vũ Nam Phong 13.05.2018Đúng rồi bạn :D, năm nào cũng vậy, tân sinh viên mới vào nhà trường cảnh báo liên tục mà quyết định đi là đi à, mình đọc thấy cũng có ích nên chia sẻ mọi người thôi.
– Gia Kiệt Gia Kiệt 13.05.2018À mình nhớ trang Beautiful Mind trên fb hay đào sâu vấn đề này lắm, bạn tham khảo thử nhé. Đọc và share cho mọi người biết để giúp đỡ cho những ai cần :v hi vọng sẽ giúp ích ạ
– Vũ Nam Phong Vũ Nam Phong 15.05.2018Cảm ơn bạn, mình sẽ tìm hiểu thử.
– Gia Kiệt Gia Kiệt 15.05.2018@vunamphonggiedidia, cũng khó đấy bạn ạ, mình nghĩ bản thân người lo lắng phải tự cố gắng là nhiều hơn, nếu lúc đó không có người thân ở bên hoặc người đó muốn giấu chuyện của họ rồi âm thầm ra đi thì những người xung quanh cũng bó tay.
– Ðức Trung Ðức Trung 13.05.2018ở làng nhiều người tử tự lắm hả, ktx có không z ....vì mình mới vô ở nên cập nhật thông tin hơi kém mong mn bổ túc giùm vs^^
– vicent vicent 16.05.2018Mình thấy đôi khi áp lực cũng có thể trở thành động lực ấy tùy mỗi người nha bạn, lo lắng áp lực không thể nói tránh là tránh được, chẳng ai muốn đầu óc căng thẳng để mà sống cả nhưng rồi họ học cách chấp nhận như một thói quen và biết đâu một ngày đẹp trời nào đó nó nổ và không có dấu hiệu nào thì sao, và mình thấy lúc đã gặp tình huống tồi tệ thì rất khó bình tĩnh để chấp nhận và cải thiện đâu nha bạn, lúc đó chỉ muốn tìm cách nhanh nhất để khỏi đau khổ quấn thân nữa kìa, die nhẹ nhàng và chấm dứt tất cả chẳng cần biết gì nữa ngoài sự kết thúc mà thôi.
– vicent vicent 16.05.2018@vicent, mình đồng ý với ý kiến áp lực cũng có thể trở thành động lực của bạn, nhưng chấp nhận sống chung với nó thì mình thấy không ổn, mặc dù nó thành một thói quen nhưng đó là thói quen có hại, và mình nghĩ ý của bạn chủ top là trong lúc bạn gặp tình huống tồi tệ, mặc dù rất khó bình tĩnh nhưng bạn hãy tập bình tĩnh, đã gọi là những kỹ thuật thì đa số phải luyện dần mới quen thôi bạn, thay đổi để phát triển mà.
– Ðức Trung Ðức Trung 16.05.2018cảm ơn bạn mk sẽ suy ngẫm thêm về vấn đề này
– vicent vicent 17.05.2018