2
Tâm lý học và những câu hỏi chưa tìm được lời giải đáp?
1
Ngọc Khuê40 đã đăng:

Mặc dù tâm lý học đã có những thay đổi đáng kể xuyên suốt lịch sử của nó bắt đầu từ khi nhà triết học vĩ đại Plato (428 - 427 TCN) đưa ra cho đến nay, vẫn còn những câu hỏi chưa có hồi kết thúc với lời giải đáp thỏa cho mãn nhân loại. Đó là những câu hỏi như thế nào chúng ta hãy cùng nhìn xem,

Tạo hóa hay giáo dục:

Sự di truyền (Genes) hay môi trường là yếu tố ảnh hưởng nhất đến việc xác định tính tình hành vi của của con người? Phần lớn các nhà khoa học đồng ý rằng cả hai yếu tố gen và môi trường đều giữ một vai trò quan trọng trong hành vi con người, nhưng khẳng định này vẫn chưa đủ thuyết phục, chúng ta vẫn phải tiếp tục nghiên cứu làm thế nào mà tạo hóa (cấu trúc bên trong cơ thể chúng ta) và môi trường (kinh nghiệm chúng ta học được từ cuộc sống) có thể kết hợp cùng với nhau? Đó là một câu hỏi khó có thể trả lời.

Tự ý hay quyết định:

Câu hỏi này đặt ra vấn đề rằng con người tự do điều khiển hành động của họ hay hành động của họ bị ép buộc bởi môi trường xung quanh, điều này có nghĩa là chúng ta có thể tự do làm những điều mình thích hay chúng ta bị điều khiển bởi sự tác động của môi trường? Đa số chúng ta đều nghĩ rằng: "Vâng! Tôi có thể tự do làm những gì mình thích", ví dụ ngay lúc này bạn có thể đứng dậy đi ăn món bạn thích chẳng hạn. Nhưng điều này không đơn giản như vậy, thực tế chúng ta ít có khả năng điều khiển chính bản thân mình hơn là chúng ta nghĩ.

Chính xác hay tương đối:

Hoạt động xử lý thông tin để đưa ra một quyết định nào đó của chúng ta là chính xác hay tương đối? Mặc dù thực tế có vẻ như chúng ta xử lý thông tin một cách đầy đủ để đưa ra quyết định đúng đắn, nhưng đôi lúc cảm xúc vẫn chi phối suy nghĩ hành động của chúng ta dẫn đến việc xử lý thông tin và đưa ra quyết định một cách sai lầm.

Tiềm thức hay nhận thức:

Hành động hằng ngày của chúng ta được điều khiển bởi tiềm thức hay nhận thức? Tiềm thức có nghĩa là chúng ta không nhận thức được những gì chúng ta đang làm (ví dụ như thở, tiêu hóa, ...), nhận thức là hành động có chủ đích (ví dụ đọc sách, xem phim, ...), nhưng luôn luôn có sự giao thoa giữa hai vấn đề này. Ví dụ cứ tới 10h tối là bạn lại muốn xem phim, vậy đó là do nhận thức hay tiềm thức, điều này vẫn còn nhiều tranh cãi.

Lần đầu tiên dịch thuật và đăng bài, hy vọng mọi người chia sẻ ý kiến quan điểm của mình :D

Ngọc Khuê 23.04.2018
thêm bình luận...
3
Minh Triết100 đã đăng:

Chào bạn, trên quan điểm của một người không chuyên, mình xin phép trả lời như sau:

Tạo hóa hay giáo dục: Theo mình 2 yếu tố này "gần như" có vai trò ngang nhau. Tuy nhiên, theo mình, để cụ thể thì tạo hóa chiếm phần nhiều hơn (51-60%) vì để được giáo dục, thì bản thân người tiếp thu phải có khả năng tiếp nhận và nhìn nhận thông tin, và 2 khả năng đó phụ thuộc vào từng người, nghĩa là tính phụ thuộc đối với bản năng là cao hơn.

Tự ý hay quyết định: Câu trả lời của mình phụ thuộc vào trường hợp và sự việc, nếu sự việc có tính quan trọng đối với bản thân, và có liên quan đến người khác, thì là quyết định, ngược lại, là tự ý. Tuy nhiên, xét về mặt bản năng, tự ý sẽ trội hơn hẳn, vì nó gắn trực tiếp với tư tưởng và cảm xúc.

Chính xác hay tương đối: Câu này mình chưa rõ lắm về ý của bạn nhưng nếu đứng trên lập trường quyết định đưa là đúng chính xác 100% hay chỉ là đúng một cách tương đối thì, mình sẽ chọn tương đối. Tương đối ở đây có nghĩa là quyết định của bạn dù có giải quyết vấn đề một cách triệt để hay không, thì vẫn tồn tại những "lỗ hỗng", dù rất nhỏ, gây ra những rắc rối phát sinh. Mình lấy ý tưởng này từ quan điểm của Schrodinger rằng, mọi việc dù tỉ lệ xảy ra có thấp đến mấy nhưng đạt đủ điều kiện thì vẫn xảy ra. Quyết định của chúng ta nói đơn giản thì là việc đưa ra nhưng biện pháp để giảm thiểu tối đa những điều kiện xảy ra của rắc rối phát sinh, chứ không triệt tiêu hoàn toàn. Ví dụ chẳng hạn một vấn đề X xảy ra ở thời điểm t, địa điểm A và được một người/nhóm người P giải quyết; sau đó vấn đề X lại phát sinh ở địa điểm A và người/nhóm người P lại tiếp tục làm đối tượng giải quyết thì hướng giải quyết chắc chắn phải khác, vì thời điểm lúc này không còn là t nữa.

Tiềm thức hay nhận thức: 10h tối bạn muốn xem phim, thì đó là thói quen, mà thói quen là tiềm thức. Còn nhận thức là bạn có coi hay không.

Chúc bạn một ngày tốt lành.

1

Up up up ^^. Tại sao bạn lại để câu trả lời của một người không chuyên, trong khi câu trả lời rất có sức thuyết phục, rất đáng để học hỏi.

Ðức Tuệ 25.04.2018
1

Mình rất cảm ơn bạn Tuệ. Thật sự là mình có rất ít kiến thức về tâm lý học, mình chỉ trả lời hoàn toàn theo quan điểm cá nhân.

Minh Triết 25.04.2018
1

Vậy mình giả định là phương pháp luận của bạn tốt thật. À mình không hiểu chỗ "người tiếp thu phải có khả năng tiếp nhận và nhìn nhận thông tin" cho lắm, ý bạn là người đó bẩm sinh phải thông minh hay bẩm sinh là không bị các bệnh như thiểu năng, ...v.v. hay bẩm sinh là người bỉnh thường dạ.

Ðức Tuệ 25.04.2018
1

Chỗ này mình viết tối nghĩa quá. Mình cảm ơn bạn đã cho ý kiến. Ý mình là người tiếp thu, đầu tiên là phải có khả năng nhận thức được thông tin, nghĩa là anh/cô ấy có khả năng tiếp thu thông tin (không quan trọng là người đó có mắc bệnh hay không) và thứ hai, anh/cô ấy phải có ý muốn chấp nhận tiếp nhận và nhìn nhận thông tin, và khả năng này mức độ cao hay thấp, nhiều hay ít phụ thuộc vào mỗi người.

Minh Triết 25.04.2018
1

Đã hiểu được ý bạn, có lẽ mình nói chỗ phần thiểu năng là hơi quá rồi, bởi vì mình đọc được có những người rất thành công như Walt Disney, Alexander Graham Bell, ... bị chuẩn đoán thiểu năng từ nhỏ với chứng khó đọc. Cho nên ý "có muốn chấp nhận tiếp nhận và nhìn nhận thông tin" không mình nghĩ khá hợp lí.

Ðức Tuệ 25.04.2018

Hi, một số thuật ngữ tiếng Anh mình dịch còn lủng củng quá, cơ mà quan điểm của bạn đưa ra rất hay ạ. Vấn đề 1, 2, 4 cộng với đọc bình luận của hai bạn mình không còn gì để hỏi thêm. Mình xin thảo luận một chút về vấn đề chính xác hay tương đối nhé :D, bạn đang đưa giả thuyết dựa trên lĩnh vực nào ý ạ? Ý mình ở đây là bạn dựa trên khoa học thống kê, vật lý, ... hay đại khái gì đó.

Bạn có nhắc tới Schrodinger nhưng sau một hồi tìm Google thì mình thấy ông Schrodinger nghiên cứu đủ lĩnh vực hết, nên không rõ lắm nhận định của ông mọi việc dù tỉ lệ xảy ra có thấp đến mấy nhưng đạt đủ điều kiện thì vẫn xảy ra là dựa trên nền tảng khoa học nào.

Còn nếu dựa trên quan điểm sinh học thì bạn nghĩ sao, bộ não là công cụ tính toán chính xác hay tương đối?

Ngọc Khuê 26.04.2018
1

Chào bạn, mình xin phép trả lời như sau:

Giả thuyết mình đưa ra chủ yếu là dựa trên quan điểm của bản thân. Mình đề cập đến Schrodinger vì có một thí nghiệm nổi tiếng của ông có tên là “Con mèo của Schrodinger”. Bạn có thể xem chi tiết ở đây: https://vi.m.wikipedia.org/wiki/Con_mèo_của_Schrödinger. Mục đích chính của thí nghiệm này không phải về thuyết khả năng như mình đã đề cập, đó chỉ là một quan điểm ngoài lề. Nói đơn giản thì thí nghiệm về một con mèo trong một cái hộp đóng kín có thể có 2 khả năng sống hoặc chết (do trong cái hộp có dụng cụ có thể giết con mèo một cách tự động, tuy nhiên thì việc thiết bị có xác suất hoạt động là 50%), ý phụ trong thí nghiệm này chính là nếu bạn không mở cái hộp ra, thì con mèo có thể còn sống hoặc chết (tỉ lệ 50%), còn nếu đã mở ra thì nhận thức của bạn về con mèo chỉ có thể chính xác là sống hoặc chết thôi. Điều này tương tự một vấn đề bạn chưa thể chắc chắn (như việc khi cửa hộp chưa được mở) thì nó luôn tồn tại tất cả các khả năng có thể xảy ra. Mình xin hết.

Minh Triết 27.04.2018
1

Mình thừa nhận phải đọc đi đọc lại bình luận của bạn mấy lần mới hiểu á.hihi Cảm ơn bạn đã giải thích thêm nhé.

Ngọc Khuê 27.04.2018
2

Cảm ơn bạn đã cho ý kiến, mình cũng thừa nhận là câu chữ mình còn chưa được mạch lạc.

À mình quên chưa trả lời câu "Còn nếu dựa trên quan điểm sinh học thì bạn nghĩ sao, bộ não là công cụ tính toán chính xác hay tương đối?" của bạn. Theo mình, từ góc độ không chuyên, nhìn chung, trong vai trò ra quyết định, bộ não là công cụ tính toán tương đối. Mình có 2 quan điểm sau:

Thứ nhất, bộ não chúng ta có khả năng lưu trữ và truy xuất thông tin. Vì vậy, khi gặp một tình huống, bộ não sẽ truy cập vào "kho lưu trữ" để tìm thông tin có liên quan đến tình huống đó và truy xuất nó ra, sau đó bộ não sẽ phân tích, dựa trên những thông tin truy xuất được, để tìm ra những phương hướng giải quyết phù hợp. Và mình nói bộ não là công cụ tính toán tương đối vì bộ não chỉ xử lý và phân tích được những thông tin mà nó đã lưu trữ, nên nếu vấn đề cần giải quyết tồn tại những thứ vượt ngoài những gì bộ não đã "biết", thì nó sẽ chỉ giải quyết một phần hoặc thậm chí không thể giải quyết được vấn đề. Tuy nhiên nếu xét theo hệ quy chiếu gắn với bản thân bạn, vì vấn đề đã được giải quyết theo tất cả những gì bạn có nên mình nghĩ cũng có thể nói, bộ não đã giải một cách hoàn hảo (chính xác) vấn đề đối với bản thân bạn (mặc dù bản thân bạn khi đó có thể sẽ vẫn cảm thấy mình chưa thể giải quyết được vấn đề, nhưng đó lại là lúc bộ não phân tích lần thứ 2, phân tích xem trạng thái của vấn đề hiện tại như thế nào, tuy nhiên mình chỉ xét tính hoàn hảo/tương đối ở lần phân tích thứ 1).

Thứ hai, hiệu suất của bộ não chắc chắn không phải 100%, mà một thứ gọi là chính xác hoàn toàn và hoàn hảo thì tất cả mọi yếu tố của nó phải đạt 100%. Vì vậy nên mình cho là bộ não chỉ có thể tính toán và ra quyết định một cách tương đối.

Minh Triết 27.04.2018
1

@Minh Triết, ý mình không phải nói bạn viết không hay, mà là thí nghiệm bạn đưa ra mình quần quần mãi mới hiểu :D.

Ngọc Khuê 27.04.2018

À ra vậy =)) okay mình hiểu rồi

Minh Triết 27.04.2018
2

Xem ra vấn đề này vẫn còn nhiều chỗ hay ho hỉ. Về mặt sinh học, mình cũng hoàn toàn đồng ý với ý kiến của bạn Minh Triết. Mình lấy một số dẫn chứng cho lời giải thích của bạn Minh Triết:

  • Thông tin được lưu trữ trong bộ não một cách ngẫu nhiên, được xóa hoặc lưu trữ ngẫu nhiên sau một thời gian, cho nên đó cũng có thể là lí do lúc chúng ta nhớ, lúc lại quên bất chợt, rồi lại nhớ. Do đó, việc lấy lại thông tin để xử lý chỉ có thể tương đối (kể cả việc bộ não được học trước một kiến thức nào đó để áp dụng giải quyết vấn đề).

  • Đối với vấn đề hoàn toàn mới, bộ não chỉ có thể dựa trên kinh nghiệm đã có sẵn thì kết quả tương đối là tất yếu. Lần đầu tiên bạn nói trước đám đông, xin việc, giải bài toán khó, thuyết trình, ....v.v. sẽ có chút "rung động" hỉ.

Hope it help ^^.

Ðức Tuệ 27.04.2018

Cảm ơn bạn đã bổ sung, thông tin của bạn rất có ích và thuyết phục.

Minh Triết 27.04.2018

Cảm ơn hai bạn rất nhiều đã đưa ra những quan điểm thật thú vị.

Ngọc Khuê 27.04.2018
thêm bình luận...
1
tuongtran191240 đã đăng:

Mình xin phép.

  1. Giáo dục chiếm phần nhiều.
  2. Xét về mặt khả năng, thì là tự ý.
  3. Mình không hiểu câu hỏi.
  4. Thói quen hình thành từ nhận thức, sau đó đi vào tiềm thức. Vô thức là cảm tính à?

Sorry, đã cập nhật lại bài viết, mình dịch nhầm chỗ vô thức, dùng từ "tiềm thức" như bạn nói sẽ chính xác hơn.

Có quan điểm nào không khi bạn cho rằng giáo dục xâm chiếm nhiều phần? :D

Ngọc Khuê 23.04.2018
thêm bình luận...
Bạn đang thắc mắc? Ghi câu hỏi của bạn và đăng ở chế độ cộng đồng (?)