1
Tại sao một cơ thể sống lại chết đi sau một thời gian?
2
Mai Anh20 đã đăng:

Loại trừ các trường hợp không mong muốn xảy ra như bị bệnh tật, tai nạn, ... thì tại sao một sinh vật sống khỏe mạnh bình thường (ví dụ con người) chỉ sống được trong một khoảng thời gian nhất định?

thêm bình luận...
4
Võ Văn Tài70 đã đăng:

Chúng ta đều biết thành phần nhỏ nhất trong cơ thể của mọi sinh vật là tế bào, một cơ thể sinh vật hoàn chỉnh là sự kết hợp của vô số các tế bào với nhau, mỗi nhóm tế bào sẽ có một nhiệm vụ nhất định nhưng nhìn chung chúng cũng là một đơn vị sống cần thức ăn, ôxy, ... để chuyển hóa thành năng lượng giúp thực hiện các chức năng sống và đào thải.

Cấu tạo của tế bào

Đối với chúng ta thì thật không may mắn khi biết được rằng tế bào của sinh vật đa bào (bao gồm cả con người) phân chia để phát triển chứ không phải là sinh thêm để phát triển, đó là quy luật tự nhiên hay trong triết học thì mọi sự vật luôn luôn vận động để tồn tại, cho nên cái mới ra đời thay thế cái cũ là điều tất yếu, vì chính do tạo hóa nên chúng ta không thể thay đổi được bản chất mà chỉ có thể làm chậm quá trình phân chia này thôi.

Có thể bạn sẽ thắc mắc tại sao tế bào phân chia lại dẫn đến sự già nua và chết?

Khi một tế bào mẹ phân chia thành hai tế bào con, hai tế bào con này sẽ "già" hơn tế bào mẹ đã phân chia ra chúng, tức là tế bào sẽ không trông có vẻ mới hơn sau khi được tách ra.

Vậy cơ thể sinh vật sống phân chia tế bào để làm gì mà không giữ chúng luôn?

Thuyết chọn lọc tự nhiên nói rằng, gene từ một cơ thể mới (thai nhi) là sự kết hợp của những đặc điểm nổi trội nhất từ gene của bố mẹ của chúng (cha mẹ), ở đây mình loại trừ các trường hợp đặc biệt hay do đột biến. Mà nếu chúng ta xét về mặt nhỏ hơn ở mức độ tế bào, thì sự phân chia tế bào giúp tạo ra những tế bào mới có khả năng sửa lỗi của cơ thể để thích nghi với môi trường xung quanh, một đời người trải qua vô số các tác động từ môi trường bên ngoài, có những tác động cơ thể có thể thích nghi ngay nhờ khả năng phân chia của tế bào nhưng cũng có những tác động cần rất nhiều thời gian hoặc được ADN ghi nhận để thích nghi cho thế hệ sau.

Sẽ có hai yếu tố tham gia vào quá trình này và cơ thể con người chỉ có khả năng sửa lỗi ở giai đoạn từ 40 tuổi đầu tiên:

  • Tác động từ môi trường như: tia UV, vi khuẩn, virus, bệnh tật, ...
  • Tuổi tác: sự già nua, suy giảm các chức năng trao đổi chất, ...

Nếu khoa học mà tìm ra phương pháp ngăn chặn được sự phân chia tế bào giúp con người trẻ mãi không già thì những vấn đề về xã hội, nhà ở, việc làm, môi trường ... sẽ đạt mức báo động.

Vậy còn đối với sinh vật đơn bào thì nó có khác gì không nhỉ?

lanvy.2nd 07.04.2018
1

Đối với sinh vật đa bào thì phân chia là sinh trưởng còn đối với sinh vật đơn bào thì phân chia là quá trình sinh sản, hai khái niệm này khác nhau bạn nhé.

Võ Văn Tài 07.04.2018

Oh, thank bạn nha.

lanvy.2nd 07.04.2018
thêm bình luận...
Bạn đang thắc mắc? Ghi câu hỏi của bạn và đăng ở chế độ cộng đồng (?)