1
Tìm hiểu về việc chọn ngành nghề để hướng nghiệp?
2
xaydadz0246820 đã đăng:

Tại sao việc chọn nghề phải căn cứ vào nhu cầu thị trường lao động?

Vì sao phải nắm vững một nghề và làm được một số nghề ? Lấy ví dụ minh họa?

Hãy tìm hiểu nhu cầu lao động một số lĩnh vực hoạt động sản xuất, kinh doanh của địa phương?

Quan niệm chọn nghề phải căn cứ vào nhu cầu thị trường lao động là không đúng lắm. Mình không biết bạn đang làm bài tập hay muốn học hỏi kinh nghiệm từ câu hỏi này.

Diệu Hương 23.01.2018

Nếu bạn muốn biết thêm kinh nghiệm từ các anh chị đi trước mình sẵn lòng chia sẻ với bạn.

Quang Khải 23.01.2018

Chỗ mình đã ra thêm 1 môn học tên là hướng nghiệp đó là câu hỏi thầy đưa ra sắp tới ngày nộp bài rồi anh chị nào có kinh nghiệm đi trước hỗ trợ em với

xaydadz02468 23.01.2018

À, bây giờ mình sẽ chia sẻ một số kinh nghiệm từ những anh chị đi trước để bạn vừa có thể làm bài tập vừa học hỏi được một số điều bổ ích.

Quang Khải 23.01.2018
thêm bình luận...
1
Quang Khải10 đã đăng:

Tại sao việc chọn nghề phải căn cứ vào nhu cầu thị trường lao động?

Việc chọn nghề phải căn cứ vào nhu cầu thị trường lao động nó cũng chỉ hỗ trợ bạn một phần, chứ không hoàn toàn giúp bạn định hướng được nghề nghiệp. Mình sẽ phân tích một số điểm để bạn có thể thấy được điều này, trước hết là lợi ích của việc tìm hiểu nhu cầu thị trường lao động là bởi vì sao?

Thị trường lao động biến đổi liên tục, sắp tới là cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ 4 chắc có thể bạn có nghe qua, do đó một số ngành nghề mới sẽ xuất hiện một số ngành nghề cũ sẽ bị loại bỏ. Không nói chuyện tương lai đâu xa, mình lấy ngay ví dụ về ngành kế toán và ngân hàng, vào những năm trước nó thực sự là những ngành hot, số lượng sinh viên thi vào rất đông và ra trường có việc ngay, nhưng bây giờ thì số lượng sinh viên thuộc khối ngành kế toán và ngân hàng đã đạt đến mức bão hòa, do đó tỉ lệ cạnh tranh rất là cao, số lượng thất nghiệp rất nhiều.

Cho nên, việc bạn nắm bắt được nhu cầu thị trường lao động là một lợi thế, nó giúp bạn trả lời được một số câu hỏi như:

  • Ngành mình sẽ chọn xã hội có còn đang cần hay không?
  • Tỉ lệ cạnh tranh việc làm nếu mình theo đuổi ngành này như thế nào?
  • Mức lương tương đối mình sẽ đạt được là bao nhiêu? (Đơn giản bởi vì ngành mà thị trường lao động đang khan hiếm thì doanh nghiệp sẵn sàng chi trả mức lương cao để tìm được người)
  • ...v.v.?

Bạn có thể trả lời được bài tập của mình với một số gợi ý trên, nhưng cái quan trọng ở đây mình muốn chia sẻ với bạn là một yếu tố quan trọng không kém khác đó là bạn có thực sự thích (đam mê) ngành mình đã chọn hay không? Khi bạn thực sự đam mê, bộ não bạn luôn luôn hứng thú với công việc bạn sẽ theo đuổi, bạn thường đặt ra các mục tiêu học tập để có thể đạt được điều đó, điều này có nghĩa là sau khi bạn ra trường, bạn thật sự là một con người có năng lực kĩ năng thực sự, lúc đó nhu cầu thị trường lao động chẳng là vấn đề gì to tát nữa, bạn sẽ dễ dàng vượt qua các vòng phỏng vấn hoặc tự mình khởi nghiệp.

Vì sao phải nắm vững một nghề và làm được một số nghề ? Lấy ví dụ minh họa?

Câu hỏi này cũng rất là hay, bạn phải nắm vững một nghề bởi vì đơn giản trong cuộc sống một người không thể trở thành bậc thầy trong tất cả các lĩnh vực được, ví dụ như:

  • Muốn trở thành bác sĩ đa khoa bạn phải học từ 6 đến 10 năm
  • Muốn trở thành kỹ sư bạn phải học từ 4 đến 5 năm
  • Muốn trở thành nhà nghiên cứu một lĩnh vực nào đó bạn phải học từ 4 đến 5 năm đại học, 1 đến 2 năm thạc sĩ rồi đến tiến sĩ, ...

Tức là việc nắm vững một nghề không những phải trải qua quá trình học tập lâu dài mà còn phải dựa vào việc tích lũy kinh nghiệm làm việc từ bên ngoài thực tế nữa. Và một điều quan trọng thế này "Con người chỉ thành công khi họ trở thành bậc thầy trong một lĩnh vực nhất định", nếu bạn cứ học mỗi nghề một ít, chỉ nắm cái tổng quát mà không nắm cái tận sâu gốc rễ bên trong thì bạn sẽ khó thành công hơn là những người chỉ theo đuổi một nghề nhất định.

Thứ hai, bạn phải làm được một số nghề bởi vì sao? Việc bạn trở thành bậc thầy trong ngành nghề của mình chưa chắc trong cuộc sống, bạn có thể làm đúng theo nguyện vọng của bạn, do đó, một số nghề bạn biết có thể xem là "nghề tay trái" giúp bạn duy trì thu nhập trong khi bạn chưa tìm được công việc cho nghề chính mình đang theo đuổi.

Ví dụ: Bạn học công nghệ thông tin bậc đại học 4 năm, sau khi ra trường ví lý do nào đó, bạn không thể làm đúng theo nguyện vọng của mình, bạn phải làm một số nghề trái với chuyên môn để trang trải cuộc sống trước.

Nhu cầu lao động một số lĩnh vực hoạt động sản xuất, kinh doanh của địa phương

Câu này bạn phải tự liên hệ với địa phương mình hoặc trong tỉnh mình có những hoạt động kinh doanh nào rồi, nơi bạn sống chắc chắn bạn sẽ biết một số ngành nghề nào đang hoạt động hoặc vài khu công nghiệp, nhà máy chẳng hạn, ...v.v.

Chúc bạn may mắn, còn bất cứ thắc mắc gì thông báo mình biết ha.

thêm bình luận...
Bạn đang thắc mắc? Ghi câu hỏi của bạn và đăng ở chế độ cộng đồng (?)