2
Nói chuyện thế nào với con để nuôi dưỡng tinh thần học hỏi với tinh thần cầu tiến?
1
Cộng đồng đã đăng:

Nói chuyện thế nào với con để nuôi dưỡng tinh thần học hỏi với tinh thần cầu tiến, không nên ỷ lại?

thêm bình luận...
1
Phương Hiếu290 đã đăng:

Khi nói chuyện với trẻ, một điều tối kỵ là không được trách la mắng vô cớ khiến trẻ giật mình hoảng sợ, lâu dần sẽ tạo nên sự tự tin nhút nhát sợ hãi trong trẻ khiến trẻ không dám làm việc gì vượt quá giới hạn như học hỏi những điều mới nằm ngoài vùng an toàn của chúng.

Thay vào đó, hãy dùng những lời nói nhẹ nhàng nhưng đầy tâm lý và sự thuyết phục trong mọi tình huống nhằm nuôi dưỡng sự tự tin lạc quan của trẻ trước, sau đó mới đến tinh thần học hỏi với tinh thần cầu tiến.

Chẳng hạn để trẻ học hỏi về một cái gì thì hãy cùng trẻ hoạt động, hướng dẫn trẻ làm một cách tỉ mỉ như dạy trẻ trồng cây.

Để trẻ có tinh thần cầu tiến, cần cổ vũ động viên trẻ bằng những câu khích lệ như cố lên, chúng ta cùng cố gắng nhé, con sắp làm được rồi, và không quên dùng những từ khen ngợi khi trẻ hoàn thành tốt như con giỏi lắm, hãy cố gắng phát huy thêm nữa nhé, hay là thưởng những phần quà nhỏ khi trẻ thành công như bánh kẹo, bóng bay hoặc thứ chúng thích.

Trẻ trong độ tuổi từ 1-13 dễ dạy dỗ và vâng lời, cho nên đó là thời điểm quan trọng để uốn nắn, tạo một cái đầu biết tư duy suy nghĩ trước mọi vấn đề, hãy dùng những từ ngữ dễ chịu, nhẹ nhàng khi dạy trẻ và nhất là dành tất cả tình cảm cho trẻ, để trẻ thấy ta yêu trẻ và mong chúng trưởng thành như thế nào, đặc biệt đừng quá đặt vấn đề học tập lên trẻ khi trẻ mới cấp 1, hãy để trẻ vui chơi đúng lứa tuổi của mình.

thêm bình luận...
0
Cộng đồng đã đăng:

Giả sử như con bạn làm chưa tốt một thứ gì đó, thì bạn nên nói như thế nào là hợp lí nhất.

Cách nói tệ nhất, nhìn con nhà người ta xem hoặc mày thì làm nên trò trống gì hoặc dùng vũ lực đại loại như thế, cái này thì nó có ảnh hưởng rất tiêu cực đến trẻ không có gì để bàn nữa.

Cách nói trung bình, con làm tốt lắm nhưng cần phải cần phải cố gắng thêm nữa thì mới đạt kết quả như con mong muốn, chú ý từ nhưng. Khi nghe câu đầu, trẻ nghĩ rằng nó đã làm tốt nhưng khi nghe thêm từ nhưng kết hợp với câu cần phải cố gắng nó, nó lại đâm ra nghi ngờ câu đầu bạn khen nó cho có lệ hay gì, hoặc là bạn nói dối cho nó vui.

Cách nói được nhất, con làm tốt lắm cần cố gắng thêm chút nữa thì sẽ đạt kết quả như con mong muốn, chú ý từ , nge có vẻ như công nhận cái trẻ đã làm là tốt và khích lệ, gợi ý thêm để trẻ có thể hoàn thiện hơn.

Tóm lại, mình nghĩ bạn nên chú ý ngôn từ khi bạn nói chuyện với trẻ.

thêm bình luận...
Bạn đang thắc mắc? Ghi câu hỏi của bạn và đăng ở chế độ cộng đồng (?)