1
Nhiệt độ không khí thay đổi theo độ cao và vĩ độ như thế nào?
0
Cộng đồng đã đăng:

thêm bình luận...
2
lamviebd30 đã đăng:

Nhiệt độ không khí thay đổi theo độ cao như thế nào?

Từ mặt đất, càng lên cao, nhiệt độ không khí càng giảm.

Khi ánh sáng mặt trời đi tới trái đất, năng lượng nhiệt sẽ bị hấp thụ bởi mặt đất nhiều hơn là bị hấp thụ bởi không khí trên cao bởi vì sao? Áp suất không khí tại mặt đất là lớn nhất và giảm dần theo độ cao, bạn có thể hiểu áp suất không khí cũng tương tự như áp suất của nước vậy, bạn càng lặn sâu xuống nước, áp suất nước đè nén lên người là rất lớn. Mà áp suất không khí bản chất là số lượng các phân tử khí đè nén lên nhau, tức là áp suất càng lớn thì chúng ta có nhiều phân tử khí hơn, nhiều phân tử khí cho phép hấp thụ nhiều năng lượng nhiệt hơn.

Hơn nữa năng lượng nhiệt của mặt trời được hấp thụ trực tiếp bởi các vật chất ở mặt đất như cây cối, tòa nhà, ... một lượng nhỏ năng lượng nhiệt còn lại mới phản xạ ngược từ mặt đất vào bầu không khí, lúc này đã khá yếu.

Một số hiện tượng thiên nhiên chứng minh cho điều này như hơi nước khi lên tới một độ cao nhất định sẽ ngưng tụ tạo thành mây và sau đó là mưa bởi càng lên cao nhiệt độ càng thấp, hoặc các đỉnh núi cao thường có tuyết bao phủ quanh năm do càng lên cao nhiệt độ càng thấp.

Nhiệt độ không khí thay đổi theo vĩ độ như thế nào?

Từ đường xích đạo, càng về hai cực của trái đất, nhiệt độ không khí càng giảm.

Bởi vì càng về hai cực trái đất, năng lượng nhiệt càng bị phân tán, nếu bạn đã từng sử dụng kính lúp hội tụ ánh sáng mặt trời để đốt cháy tờ giấy thì nó cũng tương tự như vậy, ở xích đạo vuông góc nhất với ánh sáng mặt trời, năng lượng nhiệt hội tụ tại một điểm rất nóng, do trái đất có dạng hình cầu, càng về hai cực ánh sáng mặt trời càng bị phân tán ra, mình nghĩ câu hỏi tại sao Nam cực và Bắc cực nhận được ít ánh sáng? đã giải thích rõ điều này.

Hy vọng sẽ trả lời được câu hỏi của bạn, có gì sai mong mọi người bổ sung và học hỏi từ mọi người.

đã bổ sung 5.0 năm trước bởi
Avatar: lamviebd lamviebd30
1

Nhiệt độ càng lên cao càng giảm chỉ đúng khi tính từ tầng đối lưu trở xuống, gần đúng khi tính từ tầng trung lưu trở xuống và ngoài tầng trung lưu, nhiệt độ rất cao khoảng $2000^\circ \text{C}$, chúng ta sống trong trái đất không bị ảnh hưởng bởi nhiệt độ cao như vậy bởi vì ở lớp ôzôn ở tầng bình lưu đã hấp thụ hầu hết các tia bức xạ, tia cực tím, ... của mặt trời rồi.

Văn Thủy 14.03.2019

Cảm ơn bạn đã giải đáp, rất vui được học hỏi từ bạn.

lamviebd 14.03.2019

Tại sao về mùa hạ những miền gần biển có không khí mát hơn trong đất liền, ngược lại, về mùa đông, những miền gần biển lại ấm hơn trong đất liền?

Cộng đồng 09.06.2020
thêm bình luận...
Bạn đang thắc mắc? Ghi câu hỏi của bạn và đăng ở chế độ cộng đồng (?)