2
Tại sao tăng điện áp sẽ làm giảm hao phí trên đường dây tải điện?
0
Member45540 đã đăng:

Xin chào! Em được biết là muốn giảm hao phí trên đường dây tải điện người ta tăng điện áp. Nhưng theo suy luận của em điện áp tăng thì cường độ dòng điện cũng tăng, do đó dây dẫn càng nóng và càng hao phí nhiều hơn.

Bên cạnh đó trong công thức:

$$ \text{P}_{\text{(hao phí)}} = \frac{R * P^2}{U^2} $$

Thì khi tăng U lên 2 lần, P sẽ tăng lên 4 lần (do I tỉ lệ thuận với U và P = U*I).

Vậy khi tăng U thì P (hao phí) càng tăng chứ sao lại giảm được? Em xin cảm ơn!

thêm bình luận...
0
Văn Thông20 đã đăng:

Câu hỏi thú vị, hình như bạn đã nhầm lẫn chỗ nào rồi đó, phân tích lại công thức tính $\text{P}$ (hao phí) một xíu nhé,

$$\text{P}_{\text{(hao phí)}} = \frac{R * P^2}{U^2}$$

Để ý thấy rằng hiệu điện thế $\text{U}$ đang nằm ở mẫu số, trong khi đó $\text{P}$ (hao phí) đang nằm ở tử số, chúng ta có thể viết lại là $\frac{\text{P}_{\text{(hao phí)}}}{1}$, do đó chúng tỉ lệ nghịch với nhau, tức là khi $\text{U}$ tăng lên 2 lần, $\text{P}$ (hao phí) sẽ giảm đi 4 lần chứ không phải như nhận định của bạn.

Còn công thức $\text{P} = \text{U} * \text{I}$ trong lý do bạn đưa ra là không đúng khi nói về $\text{P}$ (hao phí), đó chính là công thức dùng để tính công suất hiệu dụng $\text{P}$, tức là hai công thức này một cái là tính sự hao phí, một cái là tính công suất hiệu dụng, chúng hoàn toàn không liên quan gì đến nhau mà chỉ giống nhau về kí hiệu mà thôi, chúng khác nhau về mục đích sử dụng do đó bạn không thể suy luận như trên được.

Quay trở lại nhận định ban đầu của bạn, khi điện áp tăng thì cường độ dòng điện cũng tăng, do đó dây dẫn càng nóng và càng hao phí nhiều hơn là chính xác, nhưng chỉ dừng lại ở điểm đó là chưa đủ, thử nghĩ:

~ Trừ khi sử dụng các chất siêu dẫn, nếu không các loại dây dẫn điện bình thường đều tồn tại điện trở bên trong nó, tức là cho dù điện áp cao hay thấp đều phải chịu sự mất mát do sự cản trở dòng điện (biểu hiện là sự nóng lên) của dây dẫn.

~ Mục tiêu của truyền tải điện năng là phải đưa được nguồn điện từ nhà máy phát điện tới điểm cần đến, tức là chúng ta phải tăng điện áp cao lên từ nơi bắt đầu thì sau khi trừ đi các khoảng mất mát trên đường đi, chúng ta mới còn lại một ít ở đích đến, nếu chúng ta không tăng điện áp mà truyền tải đi thì sao, nó sẽ cạn kiệt trên đường đi và ở vị trí đích đến sẽ không còn chút điện nào.

Giả sử chúng ta biết rằng đường dây này sẽ hao tổn 5W khi truyền tải, giả sử 5W tương đương với 2V, vậy nếu dòng điện ban đầu của bạn có hiệu điện thế là 2V và không tăng điện áp khi truyền tải, đích đến chắc chắn sẽ còn 0V bởi vì năng lượng điện đã bị mất mát hết, nếu bạn tăng hiệu điện thế lên thành 5V thì đích đến sẽ còn lại 3V sau khi truyền tải.

đã bổ sung 5.2 năm trước bởi
Avatar: Văn Thông Văn Thông20

Tăng U dưới mẫu thì P trên tử tăng chứ làm gì giảm hả bạn?

Cộng đồng 30.12.2019

Giả bộ bạn có $a = \frac{b}{c}$, với b là một số cố định, ví dụ cho $b = 2$, ta có $a = \frac{2}{c}$, bây giờ bạn tăng dần số $c$ lên, hỏi a tăng hay giảm?

  • $c = 1 \implies a = \frac{2}{1} = 2$
  • $c = 2 \implies a = \frac{2}{2} = 1$
  • $c = 3 \implies a = \frac{2}{3} = 0.67$

Đơn giản bởi vì a và c tỉ lệ nghịch với nhau, a nằm trên tử, c nằm dưới mẫu, điều này tương tự như câu trả lời của chủ thớt, bạn nên kiểm chứng lại.

Cộng đồng 04.01.2020
thêm bình luận...
0
Cộng đồng đã đăng:

giữ nguyên P(hiệu dụng) ở đầu truyền tải =>khi U tăng, thì I giảm=>điện năng hao phí sẽ giảm.

thêm bình luận...
Bạn đang thắc mắc? Ghi câu hỏi của bạn và đăng ở chế độ cộng đồng (?)