2
Sự khác nhau giữa hiệu điện thế và cường độ dòng điện?
1
Minh Giang30 đã đăng:

Mọi người có ai biết sự khác nhau giữa hiệu điện thế và cường độ dòng điện là như thế nào không giải thích cho em hiểu với ạ?

thêm bình luận...
9
phucduy92100 đã đăng:

Đặc điểm cơ bản nhất của dòng điện là dòng của các hạt electron. Trong các thiết bị sử dụng điện thường ngày nhờ có các electron di chuyển tạo nên dòng điện mới có thể sử dụng được.

Do đó, khái niệm hiệu điện thế (hay còn gọi là điện áp) và cường độ dòng điện được dùng để mô tả cách các dòng electron hoạt động, mình thống nhất gọi các dòng electron là dòng điện luôn nhé:

  • Hiệu điện thế xác định sự khác biệt dòng điện ở hai điểm.
  • Cường độ dòng điện xác định tốc độ của dòng điện khi di chuyển từ điểm này qua điểm kia.

Ở trên là sự khác biệt cơ bản nhất của hai khái niệm này, bây giờ mình sẽ giải thích chi tiết từng khái niệm để bạn có thể phân biệt được.

Hiệu điện thế

Chúng ta định nghĩa hiệu điện thế là sự khác biệt dòng điện ở hai điểm phải không nào? Hai điểm ở đây có nghĩa là dòng điện sẽ đi từ một điểm này qua điểm kia, còn vị trí điểm bạn có thể chọn ở bất kỳ đâu trên đường dẫn dây điện, ví dụ bạn có thể giới hạn lại điểm bắt đầu dòng điện là từ cục pin và điểm kết thúc của dòng điện là bóng đèn chẳng hạn.

Thì, chắc chắn một điều là một điểm (cục pin) sẽ có nhiều năng lượng điện hơn một điểm còn lại (bóng đèn). Sự khác biệt giữa hai điểm này người ta gọi là hiệu điện thế. Đơn vị của hiệu điện thế là Vôn, kí hiệu là $V$.

Một ví dụ kinh điển nhất để mô tả sự khác biệt giữa hiệu điện thế và cường độ dòng điện là ví dụ về hồ nước,

Hiệu điện thế

Với hình ở trên chúng ta giả sử:

  • Dòng điện là lượng nước có trong hồ.
  • Hiệu điện thế chính là áp lực của dòng nước đè xuống cái lỗ.

Bạn có thể tưởng tượng rằng, bể nước ở trên là nơi chúng ta lưu trữ dòng điện (ví dụ như pin). Lúc bể nước đầy (hay cục pin mới mua) thì áp lực nước trong hồ sẽ lớn, khi chúng ta để nước trong hồ chảy ra qua cái lỗ ở dưới (tức là đang sử dụng cục pin mới mua này), thì lượng nước tại vị trí trung tâm hồ sẽ lớn hơn lượng nước ở dưới cái lỗ (hay lượng điện tại cục pin sẽ lớn hơn lượng điện tại vị trí bóng đèn). Sau một thời gian sử dụng, lượng nước trong hồ sẽ cạn kiệt, lúc này lực ép của nước giảm xuống, tức là hiệu điện thế giảm dần, đến khi hiệu điện thế giữa hai điểm bằng nhau tức là không còn dòng điện nữa (hay còn gọi là hết pin).

Cường độ dòng điện

Khái niệm về hiệu điện thế có thể bạn có hơi chút khó hiểu nhưng khái niệm về cường độ dòng điện thì mình chắc chắn rằng bạn sẽ hiểu ngay vì cường độ dòng điện cũng giống như vận tốc vậy.

Cường độ dòng điện chỉ khác với vận tốc ở một chỗ là vận tốc tính quãng đường đi được trong một đơn vị thời gian còn cường độ dòng điện tính số lượng dòng điện đi được trong một đơn vị thời gian.

Đơn vị của cường độ dòng điện là Ampe, kí hiệu là $A$. Mình sẽ tiếp tục lấy hồ nước làm ví dụ,

Cường độ dòng điện

Tưởng tượng rằng có hai bể nước với thể tích nước (hay lượng năng lượng điện) là như nhau. Nhưng nếu một hồ nước bạn dùng ống xả to hơn hồ còn lại, thì chắc chắn rằng hồ nước có ống xả to hơn sẽ nhanh hết nước trước vì trong cùng một đơn vị thời gian lượng nước chảy qua ống xả này nhanh hơn.

Chú ý: Nhưng nếu hết nước thì có còn gì để chảy nữa không? Mà đã không còn gì để chảy nữa thì có thể tính được cường độ dòng điện hay không? Do đó, cường độ dòng điện sẽ phụ thuộc vào hiệu điện thế.

Mình sẽ tóm tắt lại một số ý chính để bạn có thể nắm:

Hiệu điện thế:

  • Định nghĩa: sự khác biệt điện áp giữa hai điểm
  • Ký hiệu: $U$
  • Đơn vị: $V$ - vôn
  • Mối quan hệ: hiệu điện thế tạo nên cường độ dòng điện, có hiệu điện thế mà không cần có cường độ dòng điện

Cường độ dòng điện:

  • Định nghĩa: tốc độ của dòng điện khi đi từ điểm này tới điểm kia
  • Ký hiệu: $I$
  • Đơn vị: $A$ - ampe
  • Mối quan hệ: cường độ dòng điện được tạo ra bởi hiệu điện thế, không thể có cường độ dòng điện mà không có hiệu điện thế.
đã bổ sung 6.4 năm trước bởi
Mr. Carrot ♦♦ 40
1

Bài viết của phucduy92 đã rất đầy đủ và chi tiết, mình xin phép bổ sung thêm công thức định luật Ôm về mối quan hệ giữa hiệu điện thế $U$, cường độ dòng điện $I$ và điện trở $R$ cho bạn nào cần

$$R = \frac{U}{I}$$

Mình thấy khái niệm về điện trở cũng khá hay, nó liên quan mật thiết đến hai khái niệm bạn vừa giải thích, chắc do bạn hỏi câu hỏi không nhắc đến nên bạn không thêm vào ^^.

Cho bạn nào muốn đọc thêm:

Tại sao phải tăng điện áp khi truyền tải và giảm điện áp khi đưa vào sử dụng?

Thu Duyên 13.12.2017

Đúng rồi bạn, cảm ơn bạn đã bổ sung...

phucduy92 13.12.2017

Em vẫn không hiểu lắm về cường độ dòng điện, em có cục pin sạc dự phòng nó ghi là 5000 mAh và cái lỗ sạc nó lại ghi là 2A có phải 5000 mAh là 1h nó chảy được 5000 mA? Vậy còn 2A là ...? (loạn).

Member4380 16.11.2018
1

Về cơ bản, cường độ dòng điện tại một điểm bất kỳ trên dây dẫn sẽ mô tả rằng có bao nhiêu số lượng electron đi qua điểm đó trong một đơn vị thời gian (có thể là giây, phút hoặc giờ).

Đối với cục pin sạc dự phòng, giả sử cục pin là một thùng chứa nhiên liệu nhỏ, thì đơn vị mAh có hàm ý muốn nói rằng tổng khả năng chứa năng lượng (cụ thể ở đây là năng lượng điện) của pin là bao nhiêu trong một giờ.

Vậy,

  • Cục sạc 5.000 mAh có nghĩa là tổng khả năng chứa của pin là 5000 mA trong một giờ.
  • Cục sạc 10.000 mAh có nghĩa là tổng khả năng chứa của pin là 10.000 mA trong một giờ.

Vậy giả sử nếu bạn biết điện thoại của bạn trong vòng một giờ sẽ tiêu thụ mất 1000 mA thì có phải là cục sạc dự phòng nào có khả năng chứa năng lượng cao hơn sẽ cung cấp lâu hơn có đúng không.

Vậy câu có phải 5000mAh là 1h nó chảy được 5000 mA là đúng nhưng không chính xác, bởi mAh chỉ khả năng của pin là bao nhiêu đó chứ không phải thực tế trong 1h pin nhất định phải cung cấp 5000 mA, bởi vì sao? Đôi khi điện thoại của bạn chỉ cần có 1000 mA trên 1 giờ, mà pin có khả năng cung cấp tới 5000 mA trên 1 giờ, tức là cao gấp 5 lần, đồng nghĩa với việc bạn có thể dùng cục pin đó xạc điện thoại tới 5 giờ (theo con số lý tưởng).

Lỗ sạc ghi 2A có thể tưởng tượng như là một ống nước lớn, trong khi lỗ sạc 1A là ống nước nhỏ, trong cùng một thời gian, ống nước lớn sẽ cho phép nhiều nước đi qua hơn ống nước nhỏ là điều tất yếu. Tức là nếu bạn cắm vào lỗ sạc 2A, bạn có thể sạc điện thoại nhanh hơn lỗ sạc 1A.

Pin 5000 mAh chỉ mới nói rằng khả năng chứa của pin là bao nhiêu đó, còn thực tế, nếu bạn cắm lỗ sạc 2A (2A = 2000 mA) thì bạn có thể xạc điện thoại nhanh hơn, nhưng đồng nghĩa với việc lượng năng lượng lưu trữ trong pin sẽ cạn kiệt trong thời gian ngắn (5000 mA / 2000 mA = 2.5 giờ).

Nếu bạn cắm lỗ sạc 1A, lượng điện đi ra chậm chạp hơn, đồng nghĩa với việc bạn phải chờ thời gian sạc lâu hơn, lượng năng lượng lưu trữ trong pin cũng sẽ cạn kiệt nhưng phải mất 5h nó mới cạn kiệt (5000 mA / 1000 mA = 5h).

Vậy, tóm lại, 5000 mAh chỉ mới nói khả năng lưu trữ điện của viên pin, nếu bạn muốn hút nhanh năng lượng của nó thì cắm lỗ 2A (ví dụ như bạn vội đi đâu và chỉ còn 30 phút để xạc điện thoại chẳng hạn), nếu bạn không gấp, đang thư giãn chat chít thì có thể cắm lỗ 1A. 1A hay 2A gì thì năng lượng của pin (mAh) cũng sẽ hết, chỉ là nhanh hay chậm hơn mà thôi.

trungkfc02 16.11.2018
1

À, 5A tức là nước ở trong bồn, 2A là nước ở vòi chảy ra. Cảm ơn trả lời rất chi tiết ạ.

Member4380 17.11.2018

Bạn liên tưởng hay đó, cách nói của bạn ngắn gọn dễ hiểu hơn mình nhiều.

trungkfc02 17.11.2018

Đây mới là câu trả lời hay nhất mà mình đọc, dễ hiểu và chính xác hơn mấy thầy cô trong các video dạy về hiệu điện thế trên youtube.

Cộng đồng 25.06.2019

Cảm ơn lời bình luận của bạn, cách giải thích của mình cũng còn khá lủng củng, nên nếu còn vấn đề gì chưa rõ, bạn có thể cùng thảo luận.

phucduy92 26.06.2019

huhu em vẫn chưa hiểu!!!

Cộng đồng 20.09.2019

Cảm ơn bạn rất nhiều, mong bạn có thể tiếp tục chia sẻ tri thức nữa nhé ^^.

Cộng đồng 30.09.2019
thêm bình luận...
0
Cộng đồng đã đăng:

Đối với nước, tăng áp lực thì nước chảy nhanh hơn. Còn với dòng điện, tăng hiệu điện thế thì điện có chạy nhanh hơn không ạ ?

không nha

Cộng đồng 15.10.2021
thêm bình luận...
Bạn đang thắc mắc? Ghi câu hỏi của bạn và đăng ở chế độ cộng đồng (?)