1
Có nên hợp pháp hóa phố đèn đỏ?
1
vicent820 đã đăng:

Xin chào các bạn, hiện nay mình đang làm một NCKH về việc có nên hay không hợp pháp hóa phố đèn đỏ, dù vấn đề này đã rất cũ rồi nhưng vẫn gây ra nhiều tranh cãi khi mà có nhiều nước cũng đã hợp pháp hóa nghề mại dâm như Thái Lan, Nhật Bản,... Các bạn có thể đặt mình là người trong cuộc là những người hành nghề hoặc người vợ người con trong xã hội và cho mình những nhận xét khách quan được không? Mong nhận được lời góp ý của các bạn.

Vấn đề @vicent đặt ra có hơi nhạy cảm rồi đây, mình không theo dõi hai chủ đề này nên không thấy bài viết của bạn, mình vẫn đang mù tịt và chưa có ý kiến gì hay cho vấn đề này ^^.

trungkfc02 04.08.2018

Mình không kêu bạn đánh sâu vào chủ đề đâu chỉ cần bạn đưa ra cách nhìn khái quát cho mình được không, giống như mình khá mù tịt về tin học nhưng vẫn theo dõi và học hỏi thêm nè, mình muốn nghe một chút ý kiến của cánh đàn ông về vấn đề này tại bên mình có khá nhiều ý kiến của phụ nữ rồi á. Help me...

vicent 07.08.2018
thêm bình luận...
1
user2551120 đã đăng:

Mình nghĩ câu trả lời là không.

Nó vi phạm thuần phong mỹ tục của nhà nước Việt Nam, mà thuần phong mỹ tục thì bắt nguồn từ những cội nguồn văn hóa đã có từ lâu đời ăn sâu vào nhận thức lối sống của con người Việt Nam, việc hợp pháp phố đèn đỏ không những phụ nữ là người chịu thiệt thòi về mặt đạo đức, xã hội, có thể bị cô lập bởi cộng đồng,... mà còn đưa lên một tranh cãi lớn gây bất ổn cho xã hội.

Khi hợp pháp hóa phố đèn đỏ, con người trở thành một sản phẩm, cũng giống như khi bạn uống ly trà sữa bạn chỉ muốn uống cho thật đã rồi chỉ cần vứt nó đi sau khi đã sử dụng. Khi con người bị trở thành sản phẩm họ sẽ có nguy cơ bị tổn thương về mặt tinh thần và sức khỏe rất là cao.

Khi nói về quyền lựa chọn, đa số người tham gia vào nghề này thường là do nghèo đói, hoàn cảnh ép buộc, ... họ không có quyền lựa chọn, những nghiên cứu cho thấy tỉ lệ người tự nguyện tham gia vào ngành này rất ít. Cho nên nếu là người trong nghề, người vợ, hay con,... họ luôn không mong muốn điều này xảy ra.

Theo báo cáo, những nước hợp pháp hóa đèn đỏ có tỉ lệ tội phạm liên quan tới phố đèn đỏ luôn dẫn đầu, điều này hoàn toàn đúng bởi vì khi được che chở dưới pháp luật, những kẻ xấu sẽ lợi dụng vỏ bọc pháp luật mang danh chính nghĩa tạo việc làm cho những người nghèo khổ, nhưng không, con người là loài có nhận thức tư duy và luôn ẩn sâu bên trong một chủ nghĩa cá nhân, pháp luật không thể kiểm soát mọi ngõ ngách hành vi của con người được.

Chuyện gì sẽ xảy ra nếu chúng ta hợp pháp hóa phố đèn đỏ mà không quản lý được phố đèn đỏ.

Cho nên nếu bạn nghĩ hợp pháp hóa phố đèn đỏ có thể tăng lợi ích kinh tế, giảm tỉ lệ tội phạm, chăm sóc y tế và phúc lợi cho người trong nghề thì thật quá ngây thơ, thực tế luôn tàn khốc hơn những lý thuyết suy luận (cũng có khi sự suy luận dựa vào số liệu thực tế, nhưng don't care, số liệu không thể phản ánh hành vi xã hội được). Nhà nước chẳng thu lợi gì từ việc này, đa số tiền sẽ chui vào túi của các tội phạm ngầm, trong khi đó nhà nước phải chi tiền cho các chăm sóc sức khỏe y tế, truy bắt tội phạm, ...

Một giải pháp khá hay cho tình trạng phố đèn đỏ là thay vì phạt người đứng đường, nhà nước sẽ phạt rất nặng khách hàng và công khai thông tin người đó ra cộng đồng và gia đình cho họ cảm thấy xấu hổ mà không dám có nhu cầu đó nữa, bởi lẽ trong kinh tế, cầu giảm thì chắc chắn lượng cung sẽ giảm, không có cầu thì không có cung, không còn khách hàng thì quy luật sinh tồn tất yếu con người sẽ tự tìm ngành nghề khác để lao động kiếm sống.

Thụy Điển là quốc gia đã áp dụng chiến lược này là một phần của chương trình bình đẳng giới và đạt nhiều thành công to lớn, bạn có xem tại trang Wikipedia mô hình Thụy Điển về phòng chống phố đèn đỏ.

đã bổ sung 5.7 năm trước bởi
Avatar: user2551 user2551120

@user2551, mình không phản đối ý kiến của bạn, nhưng bạn nghĩ thế nào nếu mình nói "thân thể này là của tôi, tôi có quyền lựa chọn"?

trungkfc02 10.08.2018

Thân thể này là của bạn bạn có quyền lựa chọn là đúng, và cũng chẳng ai muốn quan tâm nếu như bạn "tự làm tự chịu", nhưng trong trường hợp này thì không, mặc dù thân thể là của bạn nhưng bạn đang trực tiếp nằm trong đường dây mua bán, trực tiếp chen vào cuộc sống gia đình người khác, trực tiếp phát tán các bệnh xã hội như bệnh lậu, HIV, ..., gián tiếp làm tăng các tội phạm liên quan tới phố đèn đỏ, đó không phải là tự do mà là sự ích kỉ cá nhân khi bạn đang sống trong một cộng đồng, sự tự do chỉ đúng khi bạn có thể làm bất cứ những gì bạn thích mà không ảnh hưởng tới cuộc sống người khác.

Đứng trên phương diện pháp luật, pháp luật phải đảm bảo lợi ích chung cho cộng đồng, chỉ vì một thiểu số người có ý nghĩ riêng biệt mà ý nghĩ riêng biệt đó được nhận định sẽ đem lại mối nguy hại lớn cho xã hội thì càng không thể chấp thuận.

user2551 10.08.2018

Nhưng bạn nghĩ như thế có làm mất đi sự tự do cá nhân không, cơ thể là của bạn, nó hiện hữu với bạn trong cuộc sống hằng ngày mà bạn lại thậm chí không thể được quyền điều khiển quyết định cơ thể mình?

trungkfc02 10.08.2018
1

No no no, làm pháp luật, bạn không thể nhìn từ quan điểm cá nhân được, phải đặt mình là lợi ích của toàn xã hội, mình xin nhắc lại là bạn có quyền quyết định điều khiển cơ thể bạn trừ khi nó không ảnh hưởng tới người khác.

Nhiều người cho rằng chủ nghĩa cá nhân mặc định là sai nhưng mình không phản ánh quan điểm chủ nghĩa cá nhân, mình chỉ thấy nó sai khi chủ nghĩa cá nhân của bạn ảnh hưởng tới người khác, tại sao một người không liên quan gì tới bạn mà phải chịu tác hại do suy nghĩ cá nhân bạn gây ra.

Để mình kể bạn nghe một câu chuyện nhé:

Mình có người bạn làm bên Y khoa tiết niệu, rất nhiều trường hợp cặp vợ chồng tới khám vì anh chồng ngoại tình với cô gái đứng đường không an toàn nên bị mắc bệnh lậu, trong khi khám thì anh ta nói với bạn mình do rượu quá chén cộng với bạn bè rủ rê và không muốn cho vợ biết vì sợ vợ sẽ lo lắng, trong khi vẻ mặt người vợ đứng bên ngoài thì có vẻ khá lo lắng và không biết tại sao chồng lại bị như vậy. Qua chuyện này có hai vấn đề xảy ra, một là về mặt đạo đức hôn nhân, người vợ đã bị lừa dối, hai là rất có thể người vợ sẽ cũng sẽ bị nhiễm bệnh lậu lây từ chồng mình (phụ nữ quan hệ với người có bệnh lậu có nguy cơ bị nhiễm cho 1 lần quan hệ là 60-80%).

Trong trường hợp này thì người vợ vô tội, vậy tại sao lại phải chịu hậu quả của việc chồng cô là khách hàng của phố đèn đỏ?

Hy vọng bạn sẽ hiểu ý mình nói.

user2551 10.08.2018

Cám ơn ý kiến của bạn nhưng mình có thắc mắc như thế này, nếu bạn không hợp pháp phố đèn đỏ thì người trong nghề sẽ không có được những chính sách bảo vệ sức khỏe hay đi khám định kì, bạn nghĩ sao khi tình trạng bệnh lây nhiễm qua đường tình dục sẽ giảm đi khi được pháp luật quản lí hay cứ để nó hoạt động lén lút như cũ và số người bị lây bệnh sẽ từ từ tăng dần theo thời gian và rất khó kiểm soát được.

vicent 11.08.2018

Mình nghĩ hợp pháp hóa chỉ làm cho tình trạng bệnh lây nhiễm xã hội càng gia tăng. Số lượng người tham gia chắc chắn sẽ tăng nếu được hợp pháp hóa, học thống kê bạn cũng biết rồi đó khi mẫu càng lớn thì các phần tử nhiễu càng nhiều (ý mình nhiễu ở đây là những người không tuân theo pháp luật), mà số lượng tăng kéo theo việc không thể quản lý kiểm soát, bạn nghĩ sao nếu họ lợi dụng được pháp luật che chở mà cố tình làm trái, và có rất nhiều lý do để họ có thể làm trái như phải chiều lòng khách hàng, pháp luật che chở nhưng cũng còn những thế lực ngầm đứng giữa, sử dụng thuốc để có thể phục vụ nhiều khách hàng hơn,... mình nghĩ những chính sách chỉ hỗ trợ cho việc phát hiện ra bệnh mà không thể ngăn chặn bệnh được, phát hiện ra rồi thì sao, bệnh xã hội có những loại không thể cứu chữa.

user2551 12.08.2018

Với lại ý mình là muốn xin ý kiến của các bạn nam về vấn đề này vì hình như gần 97% các bạn đồng ý nha, trong khi các bạn lại không chấp nhận được việc vợ con mình đi làm nghề này và rất ít người chồng có thể chấp nhận vợ mình không còn trong trắng, mình cũng nghiêng về hướng nghiêm cấm nhưng vấn đề không cấm thì cái nghề này cũng đang và đang hoạt động, ngoài ra mình chỉ đang chú trọng vào quan điểm hợp pháp hay không chứ không đánh động tới người tham gia ngành nghề này, cám ơn các bạn về những góp ý nha.

vicent 11.08.2018

@vicent, thế thì mình lại thấy càng có gì đó mâu thuẫn, 97% các bạn nam đó đồng ý là nên hợp pháp hóa nhưng lại không chấp nhận được việc vợ con mình đi làm nghề này, vậy có phải là các bạn đó nói xuông không? Tức là nếu người khác tham gia thì các bạn đó đồng ý, nếu là người thân tham gia thì các bạn đó không đồng ý, chứng tỏ có sự phân biệt miệt thị ngành nghề này, có phải chăng 97% đồng ý bởi vì những người trong nghề chẳng liên quan gì đến họ?

Mặc dù nó vẫn đang hoạt động nhưng đã không được hợp pháp thì nó vẫn là vi phạm pháp luật, mà đã là hành vi vi phạm pháp luật thì đa số những người trong nghề hoặc là khách hàng sẽ ý thức được việc này mà không phải ai cũng dám vi phạm pháp luật, nếu hợp pháp chỉ càng làm cho số lượng tham gia gia tăng.

user2551 12.08.2018

Cho mình hỏi bạn @user2551 là nam hay nữ z ...

vicent 11.08.2018

Mình là nam nha.

user2551 12.08.2018

Rất xin lỗi vì vẫn làm phiền bạn, mình mới nhận được ý kiến từ thầy chuyên phụ trách đề tài của mình đã đưa ý kiến như sau là việc hợp pháp đó tại sao lại không khi chúng ta bàn luận quá sâu về ảnh hưởng tiêu cực của nó do những yếu tố khách quan, chúng ta đang xét những khía cạnh về một ngành nghề với những ý kiến rằng hợp pháp hay không hợp pháp mà không phải khả năng quản lí của nhà nước. Chúng ta nên đưa nó ra ánh sáng để bảo vệ người hành nghề hay vẫn để nó hoạt động lén lút và người bị thiệt hại luôn không được bảo vệ... Hãy thử đặt bạn vô hoàn cảnh của người bị nạn và suy nghĩ rằng mình nên đồng ý hay phản đối chỉ vậy thôi, mong nhận được phản hồi từ bạn. Thank you.

vicent 05.10.2018

Ý của bạn có phải là mình đã đi quá sâu vào những mặt tiêu cực mà không nhìn nhận mặt tích cực của nó một cách công bằng 50 - 50? Giả sử mặt tốt (lợi) và mặt xấu (hại) của việc hợp pháp phố đèn đỏ là 100% thì mặt nào sẽ chiếm tỉ lệ nhiều hơn mặt còn lại? Trong trường hợp chúng ta không thể đưa ra quyết định dựa vào lập luận thì chỉ có thu thập dữ liệu thực tế và tình hình của một số nước đã hợp pháp hóa phố đèn đỏ là một minh chứng tốt nhất có nên hay không nên. Còn đặt mình vào hoàn cảnh của người bị nạn, ý của bạn chính xác là trong trường hợp nào?

user2551 07.10.2018
thêm bình luận...
Bạn đang thắc mắc? Ghi câu hỏi của bạn và đăng ở chế độ cộng đồng (?)