1
Tại sao chúng ta sợ hãi run rẩy khi đứng trước đám đông?
1
HongDiem20 đã đăng:

Mặc dù đã thực hành nói trước đám đông rất nhiều nhưng mỗi lần đứng trước đám đông em vẫn rất là run. Cho em hỏi tại sao chúng ta thường sợ hãi run rẩy khi thuyết trình, đứng nói trước đám đông không ạ?

thêm bình luận...
7
Nhã Trang150 đã đăng:

Nỗi sợ hãi run rẩy khi thuyết trình trước đám đông hầu như là hiện tượng thường gặp ở tất cả mọi người chứ không riêng gì bạn, có rất nhiều lý do khiến bạn sợ hãi khi thuyết trình, biết được lý do của mình và khắc phục điều đó ở lần thuyết trình khác sẽ giúp bạn xây dựng dần dần sự tự tin hơn,

Sự sợ hãi là phản ứng tự nhiên của bộ não khi bạn bước ra khỏi vùng an toàn.

Vùng an toàn có thể được hiểu đơn giản là môi trường mà trong đó ít có áp lực hoặc stress, do đó, nếu ở trong vùng an toàn, chúng ta sẽ cảm thấy dễ dàng điều khiển hành vi của mình một cách thoải mái.

Đa số thường ngày chúng ta đều giao tiếp trong "vùng an toàn", ví dụ như nói chuyện 1 - 1, nói chuyện với người thân, bạn bè, người quen hoặc nhắn tin, gửi email, ... nhưng khi đứng trước đám đông để nói, có rất nhiều ánh mắt có thể từ bạn chung lớp, người lạ, người có học vị cao hơn, ... nhìn chằm chằm vào bạn, khi đó bạn sẽ bị bật ra khỏi vùng an toàn, bộ não phản ứng lại bằng cách phát sinh cảm giác sợ hãi là điều tất yếu.

Chúng ta không sợ thuyết trình, không sợ đám đông mà là sợ sự thất bại.

Đa số chúng ta đều đồng ý rằng khi bước ra khỏi vùng an toàn lần đầu tiên đều sẽ gặp thất bại, điều này càng đúng đối với việc nói trước đám đông.

Bởi vì nói trước đám đông đồng nghĩa với việc tất cả mọi người đều biết, nghe, thấy và đánh giá. Có thể ở lần thuyết trình đầu tiên, bạn bị chỉ trích vì thuyết trình quá tệ, thô, nội dung mơ hồ, phát âm không chuẩn, ...v.v. bộ não bạn sẽ ghi nhớ những lần thất bại đó mà có xu hướng ép bạn trở lại vùng an toàn vì sẽ sợ thất bại thêm lần nữa.

Do đó, một khi bạn đã bước ra khỏi vùng an toàn thì hãy cố gắng ở bên ngoài đó cho đến khi vùng bên ngoài trở thành vùng an toàn của bạn.

Sự thiếu luyện tập chuẩn bị trước khi thuyết trình.

Là lỗi mà phần lớn chúng ta mắc phải, bởi vì thuyết trình là một kỹ năng cần phải học tập mới đạt được, mà biểu hiện của học tập chắc chắn là sự luyện tập mỗi ngày, đó là sự bắt buộc nếu bạn muốn trở thành người thuyết trình giỏi, không còn con đường nào khác.

Hãy nghĩ đến những nhà toán học, nhạc sĩ, kĩ sư giỏi tạo ra những thứ tuyệt vời, trước khi làm được điều đó, họ phải luyện tập hàng năm trời để đúc kết kinh nghiệm, tay nghề.

Thiếu kiến thức về chủ đề bạn đang thuyết trình.

Đó cũng là một nguyên nhân tạo nên sự sợ hãi trong thuyết trình, nếu bạn không đào sâu nghiên cứu vào chủ đề trước khi bạn thuyết trình, có thể bạn sẽ lo lắng về nội dung trình bày của mình, lo lắng dẫn đến sự sợ hãi, và càng sợ hãi hơn nữa nếu khán giả của bạn là người trong ngành, người xem xét đưa ra những câu hỏi mâu thuẫn về chủ đề của bạn.

Đặc biệt là những kiến thức thuộc khối ngành khoa học tự nhiên, nếu bạn chỉ biết một ít thì nên suy nghĩ dừng cuộc chơi trước khi thuyết trình. Nhưng nếu bạn hiểu sâu về lĩnh vực bạn đang nói, chắc chắn một điều lời nói của bạn rất tự nhiên, rõ ràng, có sức thuyết phục và dĩ nhiên không có chỗ cho sự sợ hãi.

Sự suy nghĩ tiêu cực.

Nếu bạn luôn luôn nghĩ rằng, sẽ làm sao nếu tôi mắc lỗi, sẽ làm sao khi người xem là người có kiến thức uyên thâm hơn, sẽ làm sao nếu họ không thích giọng tôi, ... thì chắc chắn sẽ gây ra áp lực rất lớn đối với bản thân bạn.

Thiếu những kỹ thuật thuyết trình hoặc cấu trúc của một bài thuyết trình.

Biết tất cả về thứ bạn sẽ thuyết trình chưa hẳn là đủ, nếu bạn không thành thạo các kỹ thuật phát âm, sự truyền đạt, ngôn ngữ cơ thể, lên xuống âm chỗ cần thiết, ... cũng là một rắc rối lớn làm bạn cảm thấy lo lắng sợ hãi.

Khán giả xem là những người có học vị cao hơn, kiến thức uyên thâm hơn, lớn tuổi hơn, boss, ...

Chắc chắn bạn sẽ sợ những lời bạn nói ra có thật sự đúng đắn, đã đầy đủ hay chưa, có sai chỗ nào không, ... điều này càng dẫn đến sự lo lắng hơn.

Hãy nhớ rằng, họ cũng chỉ là những con người bình thường như bạn, hoàn toàn không có một phép màu nào xoay quanh họ, kiến thức là vô tận, có những thứ bạn biết chưa chắc họ đã biết và ngược lại.

[Cập nhật] Bạn có thể xem thêm khái niệm vùng an toàn trong tâm lý học là gì?

Nhã Trang 08.10.2018
thêm bình luận...
Bạn đang thắc mắc? Ghi câu hỏi của bạn và đăng ở chế độ cộng đồng (?)