1
Vì sao ở người khỏe mạnh bình thường càng lớn tuổi ngủ càng ít?
0
An An10 đã đăng:

Ở đây mình loại trừ các trường hợp bệnh của tuổi già nhé, người hoàn toàn khỏe mạnh bình thường lớn tuổi thì ngủ càng ít, điều này có liên quan gì đến hoạt động hằng ngày của người đó không?

Ví dụ trẻ em ban ngày năng động hơn nên ban đêm cần nhiều giấc ngủ hơn còn người lớn tuổi thì ngược lại chẳng hạn?

thêm bình luận...
1
vicent820 đã đăng:

mình nghĩ là có liên quan nha bạn, một người với hoạt động hằng ngày mệt nhọc họ có thể ngủ suốt một đêm dài, giấc ngủ như một cơ chế bảo vệ cơ thể giúp con người có thời gian bổ sung năng lượng và cho cơ thể nghỉ ngơi, người càng lớn họ càng phải làm việc nhiều hơn, họ có nhiều thứ suy nghĩ, những lo âu trong cuộc sống làm chất lượng giấc ngủ của họ suy giảm, đồng thời họ có các cách bổ sung giấc ngủ tạm thời như chợp mắt trong một đoạn ngắn để rơi vào trạng thái ngủ tạm thời nhưng không sâu giấc, người càng lớn họ thường gặp các tình huống như rối loạn hô hấp hay các bệnh khác như khớp gây cản trở giấc ngủ nha, còn trẻ em thì do chúng còn nhỏ, cần có thời gian phát triển và các giấc ngủ như một cơ chế phát triển để trẻ lớn lên một cách mạnh khỏe vậy.

ĐÂY LÀ NHỮNG CÁI NHÌN MÌNH THẤY TỪ GIA ĐÌNH MÌNH NHA (hi vọng giải đáp được thắc mắc của bạn)

Cảm ơn bạn.

An An 17.05.2018

Ngoài những vấn đề như bạn @vicent nói, mình xin bổ sung thêm nếu là người càng lớn tuổi (ở trạng thái khỏe mạnh) mà bước qua tuổi nghỉ hưu (hình như là 60 ở nam và 55 ở nữ thì phải), thì thường ở tuổi đó họ ít khi hoạt động hơn mà chủ yếu là chăm sóc tuổi già cho nên vào ban ngày năng lượng tiêu hao rất ít, bộ não cũng ít làm việc lại, ... cơ thể ít mệt nhọc, do đó, ban đêm họ không cần phải ngủ đủ giấc 7 - 8 tiếng như lúc trẻ nữa mà chỉ cần 4 - 5 giờ là đủ để phục hồi sức khỏe năng lượng cho ngày hôm sau.

Quỳnh Phương 17.05.2018
thêm bình luận...
Bạn đang thắc mắc? Ghi câu hỏi của bạn và đăng ở chế độ cộng đồng (?)