3
Tại sao Phật giáo không còn phổ biến ở Ấn Độ nữa?
1
Minh Dân40 đã đăng:

Theo mình biết thì Phật giáo được khai sinh từ đất nước Ấn Độ và cho tới giờ vẫn truyền bá phổ biến ở các nước như Trung Quốc, Việt Nam, ... mà không phải là Ấn Độ nữa, vậy tại sao nó lại bị loại bỏ bởi chính nơi nó đã được sinh ra nhỉ?

Có bạn nào có sở thích tìm hiểu về các kiến thức tôn giáo có thể thảo luận về vấn đề này không?

Mình khá có hứng thú về đạo của người Do thái bạn nào có cùng hứng thú thì có thể thảo luận với mình nha.

vicent 14.05.2018

Bạn là tín đồ Phật giáo mà sao lại có vẻ hào hứng với Do Thái giáo vậy?

Vũ Nam Phong 15.05.2018
1

Chỉ đơn giản là sự hứng thú thôi, mình gặp khá nhiều sách khen ngợi người Do Thái, sự khéo léo, lối ứng xử trong đàm phán của họ rất được hoan nghênh, và khi đã bắt đầu tò mò cuộc sống của họ thì bạn sẽ càng muốn biết nhiều hơn mà thôi.

vicent 16.05.2018

Nếu bạn đăng lên topic thì sẽ được quan tâm ngay thôi, mà bạn cứ hỏi, chuyên ngành của mình có nghiên cứu về Do Thái Giáo ạ.

Vũ Nam Phong 16.05.2018

Bạn biết đức tin của người Do thái là gì không vậy?

vicent 16.05.2018

Có thể hỏi rõ hơn không ạ, họ tin vào Giê-hô-va (Jehovah) Đức Chúa Trời (Đấng Sáng Tạo) và đặt trọng tâm vào ngũ kinh Môi-se (Moses). Kinh cựu ước gồm Sáng thế ký, Xuất Ai Cập ký, Lê vi ký, Dân số ký và Phục truyền luật lệ ký, mình biết thế này thôi ạ.

Vũ Nam Phong 17.05.2018

Người do Thái có rất nhiều đạo sao?

vicent 20.05.2018

Vâng, nhưng tôn giáo chính vẫn là Do Thái giáo, trước đây theo từng thời kì họ có tín ngưỡng khác nhau, nhưng dần bị loại bỏ gần hết ạ.

Vũ Nam Phong 27.05.2018
thêm bình luận...
4
Trinh Trinh30 đã đăng:

Sự suy tàn Phật giáo ở Ấn Độ là một quá trình mà Phật giáo bị thu hẹp và thay thế bởi các tôn giáo khác ở Ấn Độ với sự kết thúc chính xảy ra vào khoảng thế kỷ 12. Theo Lars Fogelin, sự suy tàn Phật giáo ở Ấn Độ không phải là một sự kiện xảy ra một cách đột ngột do một nguyên nhân nhất định mà nó là một quá trình suy tàn kéo dài qua nhiều thế kỷ.

Sự suy tàn Phật giáo ở Ấn Độ xảy ra do nhiều lý do, mà đặc biệt nhất là sự phân hóa tôn giáo ở Ấn Độ sau thời kì kết thúc của Đế quốc Gupta (320 – 650 CE), lúc này Phật giáo không còn được bảo trợ và quyên góp bởi Hoàng gia nữa, chùa chiền nhanh chóng bị bỏ hoang và trở thành nơi của đạo Bà-la-môn. Cuộc xâm lược ở miền Bắc Ấn Độ bởi các nhóm người Hung, Mông Cổ, Ba Tư dẫn đến sự phá hủy nghiêm trọng của các tu viện Phật giáo mà tiêu biểu nhất là sự phá hủy viện Đại học Nalanda (một thời hoàng kim của nó được bảo hộ bởi các đế quốc Gupta, nơi thu hút rất nhiều các học giả từ nhiều nơi trên thế giới). Không những thế, sự cạnh tranh gay gắt giữa Phật giáo với các tôn giáo khác như Ấn Độ giáo, đạo Hồi và sự yếu thế của Phật giáo cũng là một lý do quan trọng khiến nó bị suy tàn.

Cuộc xâm lược của người Hung (thế kỷ 4 – thế kỷ 6)

Các nhà học giả từ Trung Quốc sang Ấn Độ từ thế kỷ 5 đến thế kỷ 8 mà tiêu biểu là Huyền Trang, … đã bắt đầu nhắc tới sự suy giảm cộng đồng Phật giáo ở miền Tây Bắc Ấn Độ, đặc biệt là cuộc xâm lược của người Hung vào thế kỷ 6, Huyền Trang đã viết rằng rất nhiều các tu viện ở miền Tây Bắc Ấn Độ đã bị phá hủy bởi người Hung.

Kẻ thống trị người Hung (Mihirakula – 515 CE) đã đàn áp Phật giáo rất nhiều, ông ta cho phá hủy nhiều tu viện từ miền Tây Bắc Ấn Độ đến tận Allahabad xa xôi, sau đó đã bị Yashodharman (người thống trị đế chế Gupta – 532 CE) ngăn chặn và kết thúc thời kì cai trị của Mihirakula.

Sau cuộc xâm lược và phá hoại của người Hung, Phật giáo được khôi phục lại một cách chậm chạp bởi sự hỗ trợ của đế chế Pala, nhưng đến thế kỷ 11, đế chế Pala đã trở nên suy yếu.

Sự phân hóa tôn giáo sau khi thời kì kết thúc của đế chế Gupta (320 - 650 CE)

A.L. Basham cho rằng sau khi đế chế Gupta kết thúc, sự phân hóa và cải cách tôn giáo (Ấn Độ giáo) tập trung vào thờ cúng thần Shiva và Vishnu trở nên phổ biến hơn trong khi Phật giáo lại tập trung cuộc sống ở các tu viện, làm cho người theo đạo Phật trở nên cách biệt với cuộc sống cộng đồng, khiến họ rời bỏ và theo các tôn giáo khác như Ấn Độ giáo.

Sự cạnh tranh với các tôn giáo khác

Một hình thức tôn giáo mới bắt nguồn từ Ấn Độ giáo gọi là Kỳ-na giáo phát triển mạnh làm giảm sự hỗ trợ tài chính cho các tu viện Phật giáo từ người dân cho đến Hoàng gia.

Theo Hazra, sự phát triển mạnh mẽ của đạo Bà-la-môn đi với sự ảnh hưởng và liên kết chặt chẽ của họ trong đời sống chính trị và Hoàng gia cũng là một phần làm nên sự suy yếu nền Phật giáo. Người của đạo Bà-la-môn tham gia vào chính quyền, họ có ý tưởng rõ ràng về xã hội, luật và nghệ thuật quản lý nhà nước, rất thực dụng hơn Phật giáo. Đối với các lễ nghi, Phật giáo từ chối sử dụng các bùa chú, thuật chiêm tinh, tiên đoán, … và để cho người Bà-la-môn tổ chức hầu hết các nghi lễ ở Ấn Độ, dẫn đến nhiều thách thức cho Phật giáo hơn khi ngày càng ít được người dân và Hoàng gia chú trọng đến.

Sự tấn công và chiếm đóng của người đạo Hồi (thế kỷ 10 - thế kỷ 12)

Từ năm 986 CE, người đạo Hồi từ Afghanistan tấn công và chiếm đóng miền Tây Bắc Ấn Độ, bởi vì người đạo Hồi không thích sự thờ cúng, dẫn đến hàng trăm các tu viện và đền thờ Phật giáo bị phá hủy, tài liệu Phật giáo bị đốt cháy bởi quân đội Hồi giáo, thầy tu và ni cô bị giết hại kéo dài suốt thế kỷ 12 đến thế kỷ 13, các thầy tu bỏ trốn sang Nepal, Tây Tạng và miền Nam Ấn Độ để tránh sự truy quét trong cuộc chiến tranh. Phật giáo gần như hoàn toàn sụp đổ vào năm 1200.

[Còn thiếu nhiều nguyên nhân khác...]

đã bổ sung 5.5 năm trước bởi
Avatar: Trinh Trinh Trinh Trinh30
thêm bình luận...
3
Vũ Nam Phong580 đã đăng:

Ấn Độ giáo hay còn gọi gọn là Ấn giáo hay Hindu giáo là tên chỉ những nhánh tôn giáo chính có tương quan với nhau và hiện còn tồn tại ở Ấn Độ. Khoảng 80% người Ấn Độ tự xem mình là người theo Ấn Độ giáo và người ta cho rằng, có khoảng 30 triệu người theo Ấn Độ giáo sống tại hải ngoại.

Nên thực chất, Hindu giáo không phải là 1 tôn giáo mà là 1 tập hợp của tín ngưỡng dân gian, được cho biết rằng ở Ấn Độ tôn thờ hơn 300 triệu vị thần, đa phần có nguồn gốc động thực vật, nên tất nhiên là gần gũi và phổ biến hơn so với Phật giáo. Khi Phật giáo không còn được bảo trợ bởi Hoàng gia nữa và bị suy tàn thì những tín ngưỡng này vẫn được duy trì.

Phật giáo là một tôn giáo mang tính duy lý và vô thần. Hệ thống giáo lý của Phật giáo không hướng đến sự sùng bái thần linh mà hướng đến nhận thức chân lý hay còn gọi là giác ngộ. Bản thân từ "Phật" mang ý nghĩa là con người đạt đến sự hoàn hảo thông qua khổ nạn tu luyện.

Phật giáo chính tông không tôn kính thánh tượng, không ăn chay, không thờ cúng, mà chú trọng việc tu tâm dưỡng tánh, ăn thiện ở lành với mọi người. Điều này rất được sự ủng hộ của đông đảo tầng lớp nhân dân nói chung. Nhưng sau này Phật giáo bị biến chất trở nên như hiện nay mà bạn biết đó. Những điều đó không xuất phát từ sự dạy dỗ của Shiddartha Gautama. Ông ấy cũng chưa bao giờ đề cập đến vấn đề linh hồn hay luân hồi (tổng hợp từ Lịch sử văn minh và những gì mình được biết, qua xác minh của tín đồ Phật giáo).

Hay, mình cũng có chút tìm hiểu về Phật giáo và thích nhất hai câu của bạn:

  • Phật giáo không hướng đến sự sùng bái thần linh mà hướng đến nhận thức chân lý hay còn gọi là giác ngộ.

  • Phật giáo chính tông không tôn kính thánh tượng, không ăn chay, không thờ cúng, mà chú trọng việc tu tâm dưỡng tánh, ăn thiện ở lành với mọi người.

Phật là ở trong tâm, nào phải tôn thờ và rồi sau lưng làm những điều xàm bậy, xin hỏi bạn có phải môn đồ của Phật giáo không? :D

Gia Kiệt 15.05.2018

Theo bạn sự Giác ngộ là khi chúng ta khổ nạn tu luyện hay chỉ đơn giản là giữ vững bản tâm vậy, mình là một tín đồ Phật giáo rất mong bạn giải đáp, thanks :).

vicent 15.05.2018
1

Khái niệm trừu tượng quá.

Giữ vững có bao hàm nghĩa là phải bị lung lay, gió dập sóng vùi mà vẫn không thay đổi.

Giác ngộ (觉悟) hay nhận thức là khi mình hiểu ra điều gì đó, thấy nó vừa thấm vừa thấu tâm can, có thể là điều vui hoặc buồn, làm mình thay đổi cách nhìn tốt hơn nữa, cái này thì chưa chắc phải khổ nạn tu luyện, bởi vẫn xảy ra hàng ngày với chúng ta đó thôi.

Vũ Nam Phong 15.05.2018
1

Cảm ơn câu trả lời của bạn.

vicent 16.05.2018
1

@Gia Kiệt, không ạ, mình là thành viên Hội Thánh của Đức Chúa Trời, Hiệp hội truyền giáo tin lành thế giới.

Nhà mình thì từng theo đạo Phật nhưng sau đó vì lí do riêng nên cả cha và mẹ đều không theo nữa, tuy nhiên vẫn giữ đúng những điều Phật dạy.

Mình thì do nhà có nhiều Kinh Phật và cũng có bạn bè là tín đồ Phật giáo nên mình cũng đã có 1 thời gian nghiên cứu thì phát hiện Phật giáo bây giờ chỉ là sản phẩm của sự kết hợp tín ngưỡng dân gian và ảnh hưởng còn sót lại do đã từng là công cụ cai trị xã hội trong thời phong kiến, điều này khá đáng buồn, đặc biệt là những câu chuyện thêu dệt không thật về Shiddartha Gautama.

Mình cũng rất tôn trọng ông ấy vì những điều ông ấy dạy mình thấy rất giống với nội dung trong Kinh Thánh, cái chấm đầu tiên mà bạn điểm là của Phật giáo nhé. Phật thì tin đấy ạ, có một bức tượng chỉ thiên rất nổi tiếng của Phật, tên là "Công lý ở trên trời", bạn có thể tham khảo rõ hơn ở các sách lịch sử, sách du lịch hoặc với tín đồ Phật giáo.

Vũ Nam Phong 15.05.2018
1

Hay, cảm ơn bạn.

Gia Kiệt 15.05.2018
thêm bình luận...
1
vicent820 đã đăng:

Phật giáo được khai sinh ở Ấn Độ về quan niệm luân hồi - một quan niệm lớn trong đạo Hindu, người sáng lập là Siddhartha Gautama khi ông giác ngộ dưới gốc cây bồ đề và trở thành Đức phật, Phật giáo đã được coi là quốc giáo ở Ấn Độ và được Hoàng gia bảo trợ khi đó, chùa chiền mọc lên rất nhiều nhưng đến thế kỉ thứ IV-V thì bị suy tàn và Phật giáo đã từng được phục hưng vào thời kì Gupta, dù vậy nó vẫn suy tàn do Hoàng gia không còn bảo trợ sau đó nữa, các chùa chiền cũng bị suy tàn và thay vào đó là sự lớn mạnh của Hindu giáo.

đã bổ sung 5.9 năm trước bởi
Mr. Carrot ♦♦ 40

Quan niệm luân hồi - một quan niệm lớn trong đạo Hindu, @vicent, ý bạn là Phật giáo bắt nguồn từ một quan niệm trong đạo Hindu? Mình nghĩ nếu Hoàng gia không còn bảo hộ nữa thì nó vẫn được lưu truyền trong nhân dân nếu không có bất cứ yếu tố cưỡng chế nào chứ nhỉ, ý mình là có phải Phật giáo bị thế lực nào đó đàn áp hay kiểu như thế không?

Minh Dân 14.05.2018
3

Phật giáo suy tàn ở Ấn Độ có rất nhiều lí do như kiểu khi một nền văn hóa nào đó phát triển đến một đỉnh cao rồi thì sẽ từ từ suy sụp theo thời gian, có người nói trong thời gian đó các tín đồ tăng ni của Phật giáo đã xuống dốc về cả đạo đức lẫn tâm linh, và người Hoàng gia lúc đó đã đàn áp Phật giáo bởi vì vấn đề giai cấp và tôn giáo, Phật giáo tôn trọng quyền bình đẳng giữa con người trong khi nhà thống trị thời kì đó thuộc đạo Bà-la-môn, một vị vua với tính cách tàn bạo đã liên tục chèn ép Phật giáo, việc Phật giáo đã làm là hủy bỏ việc hiến tế của đạo Bà-la-môn đã gây sự thù hằn giữa những người mang đạo này cũng góp phần không nhỏ cho việc suy tàn Phật giáo ở Ấn Độ, khi Đại Thừa giáo xuất hiện nó đã từ từ thâm nhập và đồng hóa Phật giáo ở Ấn Độ làm tốc độ Phật giáo bị loại bỏ nhanh hơn, trong tình hình đó đạo Hindu - một đạo có từ xưa của Ấn Độ cũng trổi dậy gây sức ép cho Phật giáo,... đấy là một số lí do mình biết được nếu bạn thấy không đúng thì sửa lại giùm mình nha.

vicent 15.05.2018

Cảm ơn bạn đã bổ sung thêm cho câu hỏi.

Minh Dân 15.05.2018
1

Mình cho là Phật giáo được hình thành từ đạo Hindu vì nó có khá nhiều điểm tương đồng và đạo Hindu có trước Phật giáo, hơn nữa trong đạo Hindu có thuyết luân hồi - một quan điểm khá lớn trong đạo, đây là ý kiến của cá nhân mình thôi nha,... nếu không đúng mong bạn thông cảm.

vicent 16.05.2018
thêm bình luận...
Bạn đang thắc mắc? Ghi câu hỏi của bạn và đăng ở chế độ cộng đồng (?)