1
Post-truth Era - cụm từ của năm 2016, bạn đã từng nghe?
2
Vũ Nam Phong580 đã đăng:

Posttruth Era (tạm dịch: Thời đại "hậu sự thật") là Cụm từ được bình chọn của năm 2016, được sử dụng ngày càng phổ biến trong kỉ nguyên công nghệ 4.0 hiện nay, trong những vấn đề rất nhức nhối. Có vẻ cụm từ này hơi lạ ở Việt Nam mà mình hỏi thì chưa nhận được câu trả lời?

Các bạn có thái độ như thế nào với tình trạng "Posttruth" này? (nếu biết)

1

@Vũ Nam Phong, mình theo dõi bài viết thì đọc được bạn xã giao nhiều mà không ai trả lời câu hỏi của bạn hết, cảm ơn bạn đã trả lời câu hỏi mình đăng rất đầy đủ, và mình nghĩ chắc chủ đề câu hỏi bạn đưa ra quá ít người biết (kể cả mình), mình đọc cũng không biết bạn định hỏi cái gì, đọc bài viết của bạn @vicent ở dưới thì mình mới hiểu được vấn đề, chắc cụm từ này khá lạ ở Việt Nam, mình nghĩ bạn đăng ở dạng bài viết chia sẻ mọi người như mình đọc rồi mới thảo luận thì chắc sẽ sôi nổi hơn, với lại diễn đàn này khá mới nên còn khá ít thành viên, đặc biệt những thành viên hiểu rộng như các bạn thì mình thấy hình như chỉ có 4 5 bạn gì đó.

Minh Dân 15.05.2018
1

:v cám ơn Minh Dân, câu đầu hơi nhói tim mình quá TTvTT Mình thật sự không có ý định nhồi vào đầu của mọi người 1 đống kiến thức đâu ạ, Vì toàn bộ vấn đề này không mới. Mình hỏi như vậy là vì muốn nghe quan điểm của người THỰC SỰ QUAN TÂM, không phải mọi người; và mình đã tìm được chị ấy. Dù sao, cảm ơn lần nữa vì ý kiến nhiệt tình của bạn. Lần sau nếu nhắm tới số lượng mình sẽ thay đổi cách viết cho phù hợp. Còn Minh Dân đã hiểu thì bạn có thể cho mình nghe quan điểm của bạn chứ?

Vũ Nam Phong 15.05.2018
1

Cụm từ này chắc thiên về chính trị không hả bạn, nếu là như vậy thì đa số ở Việt Nam mình không quan tâm lắm về vấn đề chính trị đâu bạn ơi. Mình cũng mới lần đầu được tiếp xúc với cụm từ này và có lẽ cái mình biết trước giờ là "chính trị là nghệ thuật của sự lừa dối", mình nói trên quan điểm của những người lãnh đạo thôi ạ (bàn sâu vào vấn đề chính trị thì không phải lắm với nội quy diễn đàn), mình thấy những người lãnh đạo họ vừa có quyền lực vừa hiểu biết cặn kẽ về mặt xã hội nhân văn, chắc chắn họ sẽ biết rất rõ về "Human Nature" (không biết dịch sao cho sát nghĩa nên mình để luôn tiếng Anh, theo mình hiểu là họ hiểu cộng đồng con người đang nghĩ gì, sống như thế nào, tôn giáo ra sao, ...) cho nên họ có khả năng thuyết phục người khác và làm cho thuyết phục do đó "một tay che trời" là điều hiển nhiên, còn bản tính thì tùy người thôi bạn ạ, trong lịch sử cũng có những người lãnh đạo rất được lòng người.

Còn đối với bản thân mỗi người thì theo mình đừng vội tin những gì bạn đã được đọc được nghe, mà nếu vấn đề đó bạn không quan tâm cứ tiếp tục không quan tâm, nếu bạn quan tâm thì nên dành một ít thời gian nghi vấn, tìm kiếm, phân tích để coi thử nó có đúng như bản chất của nó không?

Mình gà mờ trong các vấn đề này, có gì bạn bỏ qua.

Minh Dân 15.05.2018
1

Wow. Thật quý hóa quá khi được nghe lời của 1 người ít phát ngôn như bạn. Mà được sử dụng nhiều trong lĩnh vực chính trị không có nghĩa là cụm từ thiên về chính trị đâu ạ.

Đúng như bạn nói thì bản chất của vấn đề đó là có những người hiểu biết và nắm bắt được tâm lí quần chúng theo kiểu posttruth nên họ lợi dụng điều đó để tranh thủ được sự ủng hộ, đồng tình mà "đổi trắng thay đen".

Những người thành công thường chọn cách làm này, còn lãnh đạo muốn làm vừa lòng dân chúng thì cũng dùng thủ thuật đó.

Mình cũng gà mờ. Nhưng vì tình trạng đó đang diễn ra với chúng ta, ngay tại Việt Nam, ngay bây giờ, bạn có đoán được sự kiện mình đề cập không :)) fb thì nguội rồi chứ youtube vẫn còn đang rần rần lên đó.

Vũ Nam Phong 16.05.2018
1

Mình chỉ nói theo cảm nhận của mình thôi, mình không đoán được bạn ơi, mình ít khi tin báo chí trên mạng lắm nên mình cũng ít khi đọc báo lắm, bạn cho mình vài từ khóa để mình tìm kiếm google thử.

Minh Dân 16.05.2018
1

1 từ khóa thôi "Hội thánh Đức Chúa Trời" :))) Để xem bạn có vướng "Post-truth" hay không nhé.

Vũ Nam Phong 16.05.2018
thêm bình luận...
3
vicent820 đã đăng:

Post truth là gì?

"Post truth" - từ của năm 2016 do Oxford Dictionaries bầu chọn.

Mặc dù "post truth" đã xuất hiện trong thập kỉ vừa qua nhưng chỉ đến năm nay, từ điển Oxford thống kê được lượt sử dụng "post truth" lên đến hơn 2000%, đi cùng với sự kiện Brexit trưng cầu ý dân ở Anh vào tháng 6 năm 2016 và cuộc bầu cử tổng thống Mỹ diễn ra vừa qua vào tháng 9 năm 2016. Từ ‘post truth’ đi nhiều nhất với danh từ post truth politics (hay post truth trong chính trị).

Do chưa có cách dịch tương ứng trong tiếng Việt, "post truth" sẽ được giữ nguyên không phiên dịch và đính kèm chú thích của người dịch.

Trong thời gian gần đây, "post truth" được sử dụng nhiều lần trong các bài bình luận chính trị trên mặt báo mà không cần diễn giải. Đây là một từ phổ biến được chọn để phản ánh và đàm luận tình hình chính trị, xã hội và kinh tế của năm vừa rồi.

Theo từ điển Oxford, "post truth" là tính từ chỉ,

relating to or denoting circumstances in which objective facts are less influential in shaping public opinion than appeals to emotion and personal belief.

Có thể hiểu là,

Bối cảnh mà sự thật khách quan ít có sức ảnh hưởng trong việc định hình ý kiến dư luận bằng việc ý kiến đó nghe thuận tai và xác nhận niềm tin cá nhân $^{[1]}$.

The Economist ngày 1/11/2016 đã viết lên Twitter:

Chào mừng tới post truth thời đại của chính trị.

Nghệ thuật của sự lừa dối, chính trị gia luôn lừa dối, nhưng liệu có cần thiết gạt bỏ sự thật hoàn toàn?

The Independent (Anh) ngày 8/11/2016 viết lên Twitter:

Chúng ta vừa bước vào thế giới của post-truth và không có lối quay đầu lại.

Post truth từ một từ ngữ chuyên môn, chỉ qua một năm đã được sử dụng rộng rãi trên hàng ngàn mặt báo toàn thế giới. Khái niệm post truth đã được sử dụng phổ biến trong thập kỉ vừa rồi nhưng chỉ đến năm 2016 này, với bối cảnh của cuộc trưng cầu ý dân Brexit ở Anh và cuộc bầu cử tổng thống Mỹ, nó mới được sử dụng rộng rãi nhất với cụm từ "chính trị post-truth".

Lịch sử của từ "post truth",

Từ "post truth" gồm có tiền tố "post" trở nên nổi bật qua những năm vừa qua. Không những ám chỉ khoảng thời gian sau một sự kiện hay hiện tượng diễn ra post-war (sau chiến tranh) hay post-match (sau trận đấu), tiền tố của "post truth" có nghĩa gần hơn gắn tới một khoảng thời gian khi một khái niệm nhất định trở nên vô nghĩa hoặc thừa thãi. Định nghĩa bắt nguồn từ những năm giữa thế kỷ 21, và được dùng trong từ "post-national" (1945) và "post-racial" (1971).

"Post truth" được sử dụng lần đầu tiên trong một bài tiểu luận năm 1992 bởi nhà viết kịch Sterve Tesich người Mỹ Serbian trong tạp chí The Nation. Ông sáng tạo ra từ này trong bối cảnh sau Scandal Iran-Contra và chiến tranh vùng vịnh Ba Tư,

Chúng ta, những con người tự do, có quyền được lựa chọn sống ở thế giới của post-truth.

Ngoài ra, cũng có bằng chứng cho rằng từ "post truth" đã được sử dụng trước Tesich, nhưng chỉ có "post truth" của Tesich có được ý nghĩa chính xác nhất có thể hiểu là "phía sau bức màn sự thật", dù không đồng nghĩa rằng sự thật trở nên vô nghĩa.

Quyển sách Thập kỉ của Post truth viết bởi Ralph Keyes 2004 và từ "truthiness" do danh hài Mỹ Stephen Colbert sáng tạo năm 2005 được định nghĩa bởi từ điển Oxford là,

Giá trị của một sự vật, sự việc có bề ngoài hay có vẻ đúng, mặc dù không nhất thiết đúng.

Post truth là định nghĩa cách thế hệ chúng ta nhận xét và đánh giá.

Trong thập niên mà mạng xã hội Twitter và Facebook trở thành nguồn thông tin mới đi cùng với lòng bất tin của công chúng vào "sự thật" được cung cấp bởi bộ máy nhà nước và báo chí truyền thống, "post truth" đã tìm được vị trí của nó trong phạm trù ngôn ngữ học.

Vậy trong những thông tin chúng ta thu thập được từ báo đài nước ngoài và trong nước về Brexit trưng cầu ý dân, cuộc bầu cử Mỹ và các vấn đề chính trị khác, bao nhiêu là "post truth chính trị", bao nhiêu là thật?

Đến bao giờ người đọc mới biết và có thể lọc được thông tin đúng đắn và rõ ràng?

Không ngừng đọc, học, nghi vấn bản thân, tranh luận và bàn cãi dường như là cách duy nhất là giúp bạn sống sót trong thế giới mới này.

Chú thích:

[1] Trong chiến dịch vận động tranh cử của Donald Trump 2016, trong một bài phát biểu, ông đã nói rằng Obama không phải là người Mỹ (ý kiến được coi là khách quan) và được nhiều người ủng hộ Trump đồng thuận. Cùng với sự bất mãn vốn có của họ với chính phủ Obama, lời khẳng định này của Trump không cần đảm bảo tính chân thực nhưng chỉ cần nói những gì họ muốn nghe.

Bạn nào không biết 'POST TRUTH' thì xem tham khảo ở đây nha... hi vọng sẽ có ích @@@

Ôi. cảm ơn chị. Quá đồ sộ (like mạnh), chị có công tìm hiểu thật. Em khâm phục cái sự nhẫn nại đó. Không biết chị đã nghe cụm từ đó trước đây chưa? Và em thật sự muốn nghe suy nghĩ của mọi người hơn là định nghĩa, vì khi đề cập tới cụm từ này, em muốn bàn luận về một vấn đề thực sự của xã hội bây giờ. Không phải chuyện anh hùng bàn phím ngồi bình sự đời, nhưng với tư cách là một người chỉ sống theo công lý và luôn tìm kiếm sự thật. Chúng ta đang sống trong thời đại Posttruth (Posttruth Era), trong xã hội mà những tình huống ngỡ chỉ có trông sách được xảy đến trên thực tế và đang bịt mắt che tai chúng ta. Khiến chúng ta trở nên kẻ mù và điếc mà tùy theo mục đích kẻ tạo tình thế Posttruth đó muốn dẫn dắt và sử dụng chúng ta một cách tùy ý. Em rất phẫn nộ khi có những kẻ, não của mình bị người ta lừa lấy và điều khiển mất rồi mà nhiều người vẫn chưa hay biết, nghênh mặt đinh ninh rằng bản thân rất tỉnh táo và còn chê người khác ngu ngốc, u mê. Nên có thể cho phép em lắng nghe một chút về quan điểm của chính chị được không ạ?

Vũ Nam Phong 15.05.2018

chào bạn, thật ra do mình học luật nên cũng đã từng nghe tới cụm từ này rồi, mình thấy nó khá là phức tạp hơn những gì mình nghĩ và thường thì từ này dùng cho các vấn đề khá là nhức nhối và rắc rối, nếu theo mọi người nói thì những người như chúng mình thường hay quan tâm về sự thật hơn là 'post truth' (hậu sự thật) chẳng ai sẽ quan tâm việc gì đã xảy ra họ chỉ biết những gì họ thấy, mình nghĩ bây giờ dù chúng ta muốn không bị dẫn lối theo những mục đích của họ thì chúng ta nên làm gì, bạn có chắc rằng mình biết được mục đích thực sự của họ và không bị dẫn dắt, nói trắng thành đen không quan trọng chỉ là cái đã xảy ra mà quan trọng cách họ đưa ta vào 'tròng' ấy, bạn nghĩ mình phải tỉnh táo và không muốn bị cho là ngu ngốc nhưng có rất nhiều điều khiến bạn bị mờ mắt, sẽ phản đối rồi sẽ được thuyết phục, bạn không quan tâm và sẽ không ảnh hưởng quá lớn với bạn (quyền lực và sự đông đảo là sự giúp ích cho bạn đến với post truth).

Post truth giống như một cách đánh tâm lí vậy, nó đưa cho bạn một con đường mà người lãnh đạo muốn bạn đi theo sau họ vậy, đây không hẳn là sự lừa dối mà là đưa ra cho bạn sự lựa chọn theo số đông người u mê hay tỉnh táo mà đưa ra suy nghĩ, đôi khi sẽ rất có ích cho cách giúp bạn độc lập về suy nghĩ, tâm trí kiên cường hơn thay vì những gì được đưa ra để tìm kiếm sự tán thành.

vicent 16.05.2018

vì thầy mình khá quan tâm nhiều vấn đề nên có chia sẻ bài viết này chứ mình cũng không kiên nhẫn đi tìm tòi một vấn đề quá khó khăn như vậy.

vicent 16.05.2018

Kết câu cuối ạ :v khó nên mới cần phải chinh phục :)) chị quan tâm sự thật hơn. Cái "sự thật" đó là cái chân dung được khắc họa bởi "họ" (anh da đen trong Conan) hay sự thật khách quan ạ? Vì ở trong thời đại posttruth này, cái mà mắt thấy tai nghe hiển nhiên không phải là tất cả, nên để tránh khả năng đang bị cho "vào tròng" thì phải dùng não mà phân tích suy luận thông tin có được từ mọi nguồn thôi chứ sao ạ.

Chính xác em nhắc đến vấn đề này là vì có 1 sự kiện Posttruth đang diễn ra, và em đang khảo sát người có khả năng miễn nhiễm với "bệnh" posttruth này :v

Vũ Nam Phong 16.05.2018
1

nói thật thì mình không thích chinh phục cái khó lắm, cái mình quan tâm là việc mình đang làm giúp ích được gì cho mình thôi à. Nói khó nghe thì vấn đề gì hay sự thật gì đó mình không quan tâm cho lắm khi nó chả ảnh hưởng gì đến lợi ích của mình cả, bạn biết nhưng bạn sẽ làm được gì khi lời nói của bạn chẳng được ai quan tâm, cái mà nó ảnh hưởng chúng ta chỉ là cách nhìn nhận phiến diện một vấn đề mà thôi.

vicent 16.05.2018
1

Vâng. Nó quyết định chúng ta sẽ là ai. Là người miễn nhiễm với posttruth và có suy xét, có chính kiến. Hoặc là người bị posttruth điều khiển, biến chúng ta thành con cờ trong tay ai đó mà khả năng cao là cho việc không tốt.

Vũ Nam Phong 17.05.2018
thêm bình luận...
Bạn đang thắc mắc? Ghi câu hỏi của bạn và đăng ở chế độ cộng đồng (?)